Giải quyết khó khăn trong kinh doanh studio ảnh cưới
Người người đổ xô đi học chụp ảnh, nhà nhà đi học make up…đấy là những gì tôi thấy trước mắt khi nói về nghề chụp ảnh cưới ở Việt Nam hiện nay. Các cậu học xong 12 là đã nung nấu ý định sắm ngay một con maý để đi trinh chiến. Các cô gái mới lớn lại đam mê làm tóc, làm nail, trang điểm hơn là ngồi trên ghế trường cao đẳng hay đại học. Ở một góc nhìn nào đó tôi thấy quyết định của những bạn trẻ là đúng nhưng đúng trên một khía cạnh nhỏ. Thực sự để biết nhận định và hướng đi của mỗi bạn trẻ là đúng hay sai còn phải nhìn vào cách họ lựa chọn và thực hiện.
Tôi lấy ví dụ một chàng trai chỉ 18 tuổi nhưng nếu biết quyết tâm. Cậu ta theo vào một trường đào tạo nhiếp ảnh chuyên nghiệp hay đi theo một nhiếp ảnh gia tên tuổi để học nghiệp thì con đường tiến thân của họ rất nhanh và gặp nhiêù thuận lợi. Nhưng cũng là cậu con trai đó khi học xong tốt nghiệp TPHCM không đi học, không trau dồi, bổ xung kiến thức thì con đường để tới thành công gặp rất nhiều khó khăn, đôi khi họ đánh mất cả tuổi trẻ cho những việc không thể đi tới đâu cả.
Hay một cô nàng theo nghề make up dạo ở Sài Gòn, họ cũng theo và kiếm ăn nhờ những anh chào chụp ảnh dạo (Nói lịch sự có thể gọi là Freelancer) họ kết hợp thành những cặp đôi “dặt dạo” kiếm 2-300 ngàn sống qua ngày vậy đấy. Có nhiều người cho rằng tôi nói sai nếu như những chia sẻ này của tôi được viết ra từ những năm 2013-2014 khi mà những freelancer lên ngôi. Nhưng đến 2018 -2019 thì mọi chuyện đã khác.
Nghề chụp ảnh vẫn đang đương thời và là nghề cực Hot – Nghề kiếm bộn tiền, có thể nói là kiếm gấp 3-4 lần so với những nghề khác và đặc biệt là hơn hẳn những công việc mà các bạn sinh viên mới ra trường làm. Đó chính là thứ ” Quyến Rũ” giới trẻ hiện tại ở Việt Nam nói chung. Không cần nói đâu xa xôi, các bạn cứ thử nghiệm mà xem nhưng tiệm chụp hình cưới ở quê, những nhà hàng làm tiệc cưới, cho thuê rạp, đồ bưng quả….họ kiếm có nhiều tiền không ? Tôi thấy cỡ khoảng 10 năm trước nhà nào mà làm những dịch vụ như vậy khoảng 2-3 năm là họ sắm được bao nhiêu miếng đất, vài chiếc ô tô rồi……
Đó ! Đó là những thứ hoa mỹ mà tôi muốn tả lại cho các bạn nghe về ngày đó 🙂 Còn bây giờ thì sao nhỉ ? Các bạn trẻ đổ xô theo nghề hot nhiều quá khiến cho mảnh đất màu mỡ cũng dần bị bạc màu. Chúng ta là những con người trẻ, sinh sau để muộn tất nhiên là sẽ có nhiều nhiệt huyết và sự sáng tạo hơn nhưng về kinh nghiệm thì có học cả đời cũng không thể nào so được với những người đi trước.
Đến lúc chúng ta phải thay đổi hoàn toàn tư duy và trong bài chia sẻ ngày hôm nay tôi muốn dành tới các bạn trẻ chưa từng bước chân vào nghề hoặc những người đã từng lao vào kinh doanh studio nhưng đều gặp thất bại. Ngày nay, nếu bạn muốn thành công thì điều chắc chắn là bạn phải đánh đổi rất nhiều công sức và tiền bạc. Tất nhiên để phát triển bài bản theo cách của tôi thì bạn lên là một studio hơn là ” Freelancer”‘. Những chia sẻ của tôi cũng sẽ chỉ hướng đến cách phát triển cho studio thôi nhé vì bất kỳ thợ ảnh nào cũng sẽ đi theo hướng này dù sớm hay muộn.
Ngày hôm nay tôi sẽ nêu ra 5 khó khăn cơ bản thường gặp phải trong việc kinh doanh studio áo cưới. Đồng thời, cũng là những cách giải quyết mà tôi chia sẻ :
#1 CHỤP ẢNH KHÔNG ĐẸP
Chuyện quá bình thường phải không các bạn, nếu đã bàn đến câu chuyện đẹp hay không đẹp sẽ có rất nhiều tranh cãi. Mọi thứ xung quanh nó sẽ là tích cực khi mà khách hàng hay mọi người thảo luận xung quanh bức ảnh của bạn có đẹp hay không. Nhưng điều tệ hại nhất bạn không muốn có đó chính là khách hàng chê ảnh của bạn xấu. Trong trường hợp ngày càng nhiều người chê ảnh tiệm bạn chụp xấu cần làm theo bước sau :
– Tham khảo ý kiến ” mạng xã hội ” – Nên nhớ là bạn chỉ nên tham khảo những ý kiến đóng góp từ những người trên mạng để có được những đóng góp chuẩn xác và chân thành nhất. À quên, tốt nhất là bạn hỏi những người không biết bạn, không quen nhé, vì những người nếu bạn quen nhiều khi họ cũng ngại bày tỏ quan điểm hoặc ngại chê thẳng trước mặt bạn. Để làm được bước này hãy thử đăng ký 1 nick name tại một diễn đàn hoặc một nhóm nào đó trên facebook chẳng hạn, rồi đăng lên những tấm ảnh mà bạn bị chê nhiều nhất. Từ đó hãy rút ra những điểm cần khắc phục. Để chụp ảnh chân dung đẹp đòi hỏi những kỹ thuật đã nắm chắc bạn cũng cần có thêm thời gian trải nghiệm thực hành trên nhiều mẫu khác nhau.
Tôi thấy những người làm nghề ảnh hay đoại loại trong nghệ thuật họ lại thường ít tương tác với bên ngoài, tự thu mình vào vỏ bọc và đẩy “cái tôi” ra là tấm khiên chắn vững chắc cho họ. Hãy vận động và tự mình thay đổi trước khi mọi thứ đã thay đổi quá nhiều. Để xây dựng lên một hình ảnh đẹp về studio mất khá nhiều thời gian vì vậy hãy luôn thay đổi mình trong suốt quá trình dài.
#2 KHÔNG CÓ KHÁCH HÀNG
Không khó để gặp hình ảnh một chàng trai 21-22 tuổi ra mở studio chụp ảnh cưới và càng không khó thể thấy là chỉ được 2,3 tháng thì studio đóng cửa. Trong đó có tôi, những năm 2012 tôi đã gặp phải điều tồi tệ nhất, nó cũng là bài học nhớ đời nhất của tôi trong sự nghiệp nhiếp ảnh. Phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong công việc tôi mới có thể đứng dậy và có một chỗ đứng như hiện tại.
Lúc chưa mở tiệm chụp ảnh thì có nhiều khách hỏi đại loại như : Tiệm của bạn ở đâu, tiệm mình ở chỗ nào, mình có thể ghé tiệm để đặt lịch chụp ảnh cưới có được không ?. Những câu hỏi đó chính là động lực, thôi thúc hay nói cách khác là những câu hỏi đó đang “mê hoặc” bạn để bạn mở studio khi chưa thực sự có đủ nền tảng nhất định. Niềm tiên thôi chưa đủ đâu mà cần phải tỉnh táo – thực sự tỉnh táo. Oke, mẹo để bạn thoát ra khỏi sự mê hoặc đó hãy nhấc một lý cà phê lên thưởng thức sau đó cân nhắc những điều sau rồi mới quyết định mở studio hay không nhé.
– Có đủ nguồn khách từ những người quen : Trong thời điểm cạnh tranh hiện tại thì việc có nguồn khách hàng từ những người bạn quen biết ở đời sống hiện thực hay trên mạng xã hội không phải là điều quá quan trọng. Lượng khách hàng từ các mối quan hệ của bạn, người thân, bạn bè sẽ chiếm 20% tổng khách hàng của bạn về sau này. Từ những người quen đó họ sẽ giới thiệu cho bạn những người quen của họ nữa và lượng khách hàng của bạn sẽ tăng lên theo cấp số nhân nếu như dịch vụ chụp của bạn tốt và chuyên biệt. Hãy làm một phép tính nhẩm nếu như trong khoảng 1 tháng có khoảng 3 người bạn quen biết tìm tới bạn để sử dịch dịch vụ bên bạn thì tôi nghĩ bạn cũng có thể có được khoảng 20% tự tin để ra mở studio.
– Thử kéo các lượng khách hàng nhờ vào quảng cáo của bạn thông qua mạng xã hội như Facebook, youtube ….Sau đó bạn phải bỏ ra ít nhất 3 tháng để đo lường lượng khách đó có ổn định hay không ? Nếu ổn thì bạn đã có thêm khoảng 30% tự tin để bung ra làm rồi đấy.
#3 KHÔNG ĐỦ CHI PHÍ DUY TRÌ
Trong ngành nhiếp ảnh cưới hoặc trong bất cứ ngành nghề nào chi phí duy trì vẫn hết sức quan trọng trong việc kinh doanh của bạn. Đặc biệt ngành cưới cũng phải tốn rất nhiều thời gian để gây dựng lên hình ảnh, số lượng khách hàng ổn định. Có thể bạn sẽ kiếm bộn tiền trong mùa cưới nhưng biết đâu đấy bạn sẽ bị cạn tiền trong những tháng ế khách và phải đóng cửa do không có chi phí duy trì. Việc xác định chi phí để mở studio rất quan trọng nhưng chi phí để duy trì nó trong thời gian ban đầu còn quan trọng hơn rất nhiều. Tôi thấy khá nhiều tiệm ảnh cưới trên đường 3/2 hay Hồ Văn Huê là một trong những ví dụ điển hình nhất. Bạn cứ để ý mà xem, cứ đến khoảng tháng 6-7 âm lịch là trên khắp cách trang sẽ thấy trường hợp thanh lý studio, thanh lý máy ảnh, áo cưới nhan nhản.
Thông thường bạn cần xác định chi phí dự trù khoảng 6 tháng để duy trì hoạt động của công ty, khoản này sẽ hỗ trợ bạn chi tiêu vào các khoản mục như : Trả tiền lương cho thợ chụp ảnh, nhân viên trang điểm, tiền mặt bằng, điện nước. Bạn nên nhớ một điều rằng, đến 90% các công ty, doanh nghiệp… đều gặp phải tình trạng khó khăn trong thời gian đầu hoạt động. Bạn cũng ở trong số đó, và hãy bình tĩnh để đưa chính bạn vào vòng an toàn.
#4 GIÁ CHỤP KHÔNG PHÙ HỢP
Tôi ví dụ đơn giản về dịch vụ chụp ảnh cưới Đà Lạt đi, thì một studio ở HCM sẽ rất khó để cạnh tranh với studio của tôi ở Đà Lạt. Điều họ khó có thể cạnh tranh nhất đó chính là về giá cả. Giá cả của tôi không phải là rẻ nhưng hợp lý và phải chăng hơn rất nhiều so với một studio ở Sài Gòn muốn. Để có một bảng giá chuẩn – phù hợp với đa phần khách hàng bạn cần nghiên cứu thị trường của bạn trước khi tung ra một chương trình quảng cáo, quảng bá. Ở Sài Gòn một vài bạn trước kia có qua tôi tư vấn, giờ thì chuyên chạy các show chụp ảnh cưới ở phim trường chỉ với 3-4 triệu/show thôi nhưng một tháng dư ra cũng 100-200 triệu.
#5 KHÔNG CÓ THƯƠNG HIỆU
Tất nhiên rồi, việc để có thương hiệu Onelike Studio lớn như bây giờ tôi cũng phải bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc. Để xây dựng được một thương hiệu lớn bắt buộc bạn phải nhìn nhận nghiêm túc về con đường bạn đang đi và xác định mục tiêu thật dài. Quãng đường 5 năm, 10 năm là cái đích bạn nên nghĩ tới.
Để tạo nên một thương hiệu bạn cần xem xét 2 yếu tố : uy tín và chuyên nghiệp tưởng chừng dễ dàng nhưng đòi hỏi bạn phải phấn đấu bền bỉ hết mình. Ngoài việc đem tới những sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng thì việc chăm sóc, phục vụ, làm đúng cam kết chính là việc bạn gây dựng sự uy tín. Và trong công việc chăm sóc, phục vụ khách hàng một cách bài bản đó lại tạo nên sự chuyên nghiệp cho ảnh viện của bạn.
#6 KHÔNG KHÉP KÍN QUY TRÌNH VIỆC
Tôi thấy một việc tai hại nhất của studio đó là không chủ động được trong việc quản lý nhân viên tiệm ảnh và để chót lọt các hình ảnh của tiệm ra ngoài bởi các nhân viên. Thông thường tiệm ảnh thường không thể tồn tại lâu do không có thợ chụp ảnh chủ lực, đa phần bây giờ họ thuê những freelancer chạy show. Vì vậy khâu quản lý hình ảnh của bạn gặp rất nhiều khó khăn. Đôi khi bạn cũng không hiểu tại sao chụp rất nhiều khách hàng nhưng lượt khách hàng quay lại hầu như mất hút. Chẳng bao giờ tôi thấy tiệm nào chia sẻ về vấn đề này nhưng tôi biết họ cũng đã, đang và sẽ gặp trường hợp như tôi khoảng 5 năm trước.
Nếu như không có một quy định rõ ràng giữa tiệm và thợ hoặc ngay với nhân viên thiết kế thì việc tiệm của bạn ngày càng mất khách là điều hiển nhiên. Điều dễ hiểu đó chính là nếu như thực hiện một album ảnh cưới thì thợ chụp ảnh là người sẽ tiếp xúc và làm việc với khách hàng nhiều hơn bạn, việc lấy thông tin khách hàng, đăng tải các hình ảnh của buổi chụp có liên quan đến khách hàng là điều quá dễ dàng với họ. Vậy các giải quyết vấn đề này như thế nào ? Mỗi chủ tiệm cưới sẽ có những cách quản lý nhân sự khác nhau, riêng với bản thân tôi thì mọi thứ liên quan đến Onelike Studio sẽ đồng nhất với Onelike. Đồng phục, email, công cụ làm việc, văn phòng phẩm của studio đều do chính tay tôi thiết kế và quản lý. Không có và không bao giờ có các mối quan hệ tiêu cực ngoài luồng ảnh hưởng đến công việc kinh doanh, lợi ích chung của onelike.
# LẠC HẬU
Theo thời gian thì những thứ bạn tưởng chừng là chất ở đương thời nhưng sau một hai năm nó lại là lỗi thời. Nếu xác định là người làm nghệ thuật hãy luôn là người đi đầu. Tìm tòi và sáng tạo ra những thứ chưa từng thấy hoặc làm tốt hơn những thứ đã từng thấy bạn sẽ thành công.
Công việc đầu tiên bạn nên làm là nhấn X vào cái list nhạc nghe cũ rích của bạn trên Mp3zing đi. Hãy thử với một vài bản nhạc nước ngoài mới xem nào. Lưu ý đừng tìm trong những bảng xếp hạng hay top trend gì nữa đi nhé. Tự tìm ra cho mình những thứ mới mẻ hơn là chuyên chạy theo số đông. Các bạn biết MTP chứ – một người luôn tìm tòi những ca mới lạ, phong cách độc đáo được hưởng thụ từ những gì đã có sẵn, và nhiệm vụ của cậu ấy là làm tốt hơn và tốt hơn.
Nhiếp ảnh cũng vậy đấy.
Vui lòng để lại nguồn khi sử dụng lại bài viết của tôi nhé : https://onelikestudio.com
+ Chưa có bình luận
Add yours