Em nên chụp ảnh em bé như thế nào? Đây là một câu mà rất nhiều người đã hỏi tôi khi gọi điện đặt lịch chụp ảnh cho bé . Từ đó, tôi thấy rằng mình cần chia sẻ với các bạn một vài thủ thuật khi chụp ảnh trẻ em.
Tôi đã phác thảo các thủ thuật này thành hai phần chính và sẽ trình bày dưới đây: phần “settings” có nghĩa là cấu tạo máy ảnh và phần “shoot” nghĩa là thực hiện chụp. Bạn cần luôn nhớ rằng đây chỉ là cách tôi áp dụng khi chụp trẻ em và tôi không hề khẳng định rằng đây là phương pháp duy nhất. Bạn cứ thoải mái “chế thêm” những cách của riêng Bạn theo các cách dưới đây.
Chụp ảnh trẻ em – Cấu tạo máy ảnh:
Chúng ta bắt đầu bằng một vài thủ thuật về phương pháp đặt máy ảnh khi chụp ảnh trẻ em.
* Chế độ Aperture Priority – tôi sẽ bắt đầu với việc chuyển máy ảnh của Bạn sang chế độ Aperture Priority (Khẩu độ ưu tiên). Chế độ này giúp Bạn có thể kiểm soát một cách sáng tạo theo chiều sâu của quang cảnh nơi chụp. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc chụp chân dung. Bạn tìm hiểu thêm về Chế Độ Aperture Priority. Trong trường hợp máy ảnh của Bạn không có chế độ Aperture Priority thì nó có thể đã được trang bị một “chế độ chụp chân dung” mà khi chụp, Bạn sẽ có một hậu cảnh mờ mờ phía sau trông rất ảo diệu.
* Khẩu độ – Tôi sẽ chỉnh khẩu độ của tôi ở vị trí f5.6 khi bắt đầu (Bạn có thể điều chỉnh nó lên xuống trong quá trình chụp). Phương pháp này có thể “tách” hậu cảnh ra khỏi mục tiêu (trừ trường hợp đứa trẻ của Bạn đứng dựa ngay vào một bức tường) nhưng vẫn tạo cho bức ảnh của Bạn có vùng rõ nét (depth of field) cho toàn bộ gương mặt.
* ISO (độ nhạy của máy ảnh) – Tùy thuộc vào nơi Bạn đang tiến hành chụp (trong nhà hoặc ngoài trời) và tùy thuộc vào tình trạng ánh sáng, Bạn sẽ chỉnh ISO của Bạn lên 200 (khi ánh sáng nhiều thì Bạn nên để ISO ở mức thấp hơn để có bức ảnh sẽ đẹp hơn). Nếu ánh sáng quá tối và điều này làm Bạn phải mở lá chắn sáng ra quá nhiều, Bạn có thể đẩy ISO lên – nhưng đừng quá 800, nếu không, ảnh của Bạn sẽ bị nhòe).
* Tốc độ cửa sập – Bạn nhớ luôn quan sát tốc độ cửa sập mà máy ảnh đã chọn. Bạn cố giữ nó ở mức 1/200th một giây hoặc nhanh hơn nếu có thể (trong trường hợp con bạn đang chạy vòng quanh – Bạn có thể nâng lên 1/500th hoặc hơn). Như tôi đã nói – nếu ánh sáng quá tối, Bạn có thể tăng ISO lên hoặc thậm chí đẩy Khẩu Độ lên một chút. Trong trường hợp Bạn không chắc chắn với tốc độ cửa sập và các bức ảnh của Bạn bị nhòe do con Bạn chạy quá nhanh – Bạn có thể chỉnh máy ảnh sang “sports mode” (chế độ thể thao).
* Focus Mode (Chế độ tiêu điểm) – Bạn nên đặt chế độ Auto Focus (Tiêu điểm tự động) ở single point focusing (chế độ đơn tiêu điểm). Bạn cũng có thể để máy ở chế độ multipoint focusing (chế độ đa tiêu điểm). Tuy nhiên, tôi thấy đối với những trường hợp mà đứa trẻ chạy vòng quanh quá nhiều, Bạn cần nắm bắt chính xác vị trí nào mà máy ảnh đang tập trung lấy tiêu điểm (đây chỉ là nhận xét cá nhân của tôi).
* RAW – (Định dạng RAW: một định dạng ảnh kỹ thuật số, lưu tất cả thông tin mà bộ phận cảm biến của máy ảnh nhận được, chưa qua xử lý. RAW có nghĩa là còn ở dạng thô) – Nếu sau đó mà Bạn có thời gian (và có khả năng) thực hiện một số công đoạn hậu kỳ cho các bức ảnh của mình, Bạn nên thử chụp ảnh ở định dạng RAW. Chế độ này cho phép Bạn sau đó có thể “biên tập” lại bức ảnh. Còn nếu Bạn không có thời gian và/hoặc không đủ khả năng biên tập – phần mềm JPEG (Joint Photographic Experts Group) sẽ giúp Bạn làm điều đó.
* Đèn flash / Ánh sáng – Tôi không biết máy ảnh của Bạn có bộ phận flash hay không, nhưng theo ý tôi, chúng ta nên hạn chế sử dụng đèn flash của máy ảnh. Trong trường hợp máy của Bạn có đèn flash rời và Bạn chụp ảnh trong nhà, Bạn nên tháo nó ra khi chụp ảnh có trần / tường (màu trắng) hoặc sử dụng ống khuếch tán để lấy ánh sáng theo kiểu gián tiếp.
Nếu không được, Bạn thử tìm các vị trí có nhiều ánh sáng tự nhiên – tôi vẫn thường làm thế – khi có ánh sáng tự nhiên, Bạn tìm một vị trí nào để có thể thuận tiện chụp flash. Tuy nhiên, trong trường hợp Bạn chụp ảnh dưới nắng, Bạn nên để chỉ một chút flash mà thôi.
* Ống kính – Khi chụp cận cảnh, tôi có xu hướng sử dụng một cặp ống kính máy ảnh. Ống kính chính là ống có khả năng phóng to hoặc thu nhỏ. Tôi hay sử dụng ống kính 70-200mm. Ống này cho phép chụp ở khoảng cách xa và nó có thể giúp cho khung hình trở nên “đầy” hơn với tiêu điểm là đứa trẻ tôi đang chụp (ống kính này cũng có lợi thế là chụp nhanh (f2.8) và có độ ổn định hình ảnh). Còn ống kính 24-105mm chỉ chụp tốt trong khoảng cách 105mm. Cách chụp cận cảnh nữa có thể thú vị hơn là chụp từ đầu bên kia của quang phổ và chụp với góc ảnh rộng. Trong trường hợp chụp gần, ống kính rộng có thể làm ảnh bị méo (cách này nếu Bạn vận dụng sáng tạo một chút thì có thể có được những bức ảnh rất vui). Nếu Bạn chụp ảnh trong nhà hoặc ở nơi có ánh sáng yếu, Bạn cần chuẩn bị thêm một ống kính chụp nhanh.
OK – như vậy, chúng ta vừa bàn qua về cấu tạo máy ảnh – bây giờ chúng ta sẽ nói về thao tác chụp ảnh.
Chụp ảnh cho bé – Thao tác chụp
Trước khi nói về những thủ thuật đặc thù trong thao tác chụp, tôi thấy cũng cần phải lưu ý với Bạn rằng Bạn phải làm sao để đứa trẻ được chụp cảm thấy thật thoải mái với Bạn và với ống kính càng nhiều càng tốt. Bạn có thể cho trẻ xem những bức ảnh mà bạn chụp trẻ, cho nó xem trên ống ngắm hay thậm chí cho nó bấm một vài kiểu (nếu đứa trẻ đã lớn), bỏ thời gian trò chuyện với nó trước khi chụp – tất cả những động thái ấy sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái trước ống kính. Chúng càng thoải mái thì các bức ảnh càng đẹp.
Địa điểm chụp – Địa điểm chụp phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh của Bạn – tuy nhiên, Bạn nên hình dung trong đầu khoảng 2 hay 3 cảnh / bố cục mà mình có thể đến trước khi bắt đầu chụp. Nếu Bạn có thời gian khoảng vài tiếng đồng hồ – Bạn nên chụp ít nhất một tour ngoại cảnh (ở một công viên chẳng hạn), và một tour nội cảnh như chụp ảnh tại nhà cho bé , và Bạn nên cố gắng tìm một địa điểm nơi mà Bạn có một hậu cảnh đơn giản (có thêm màu sắc cũng tốt) để chụp một vài kiểu tạo dáng. Bạn nên chọn những nơi mà bọn trẻ của Bạn có thể vui chơi, nơi Bạn có thể chụp ảnh chúng trong một môi trường chơi đùa thật tự nhiên. Nếu Bạn có thời gian, Bạn nên đến thảo cầm viên, bãi biển hay những nơi vui vẻ khác.
* Tiếp cận bộc trực – Tôi luôn cố gắng chụp ảnh trẻ một cách càng bộc trực càng tốt. Bạn hãy để chúng làm những gì chúng thích và Bạn chỉ việc canh và chụp. Thỉnh thoảng, Bạn cũng có thể bảo chúng tạm dừng chơi và nhìn Bạn (chẳng hạn như trên đỉnh của đường trượt hay cầu tuột). Dần dần, Bạn sẽ “chộp” được rất nhiều khoảnh khắc trong quá trình “chơi đùa” tự nhiên của chúng.
* Tạo dáng – Với những trẻ lớn, Bạn có thể nắm bắt được những tư thế rất đẹp trong những khoảnh khắc “tạo dáng”. Còn đối với những trẻ nhỏ, tôi sẽ tìm cách “chộp” ở những lúc chúng chúng không để ý đến mình (và chúng thường cho Bạn những nụ cười “thật đúng bản chất”).
* Bạn “hạ mình” xuống để gần hơn với trẻ – Khi những đứa trẻ nhỏ cảm thấy mất tự nhiên vì chúng chỉ cao bằng một nửa chiều cao của Bạn, Bạn nên nghĩ đến cách này. Bạn chụp ảnh chúng với tư thế của một người lớn (từ trên chụp xuống chẳng hạn) thì nhiều khả năng Bạn chỉ có được những bức ảnh ở cấp độ trung bình. Bạn hãy “hạ mình” xuống ngang với chúng, để máy ảnh ngang mắt chúng (hay thậm chí thấp hơn) – Bạn hãy làm đi và Bạn sẽ có được những bức ảnh gần gũi hơn nhiều.
* Đổi phối cảnh – Tôi từng nói – đôi khi Bạn chụp được một bức ảnh thật sự ấn tượng bằng cách phá vỡ quy luật “thông thường”. Chụp trực tiếp từ bên trên hay bên dưới có thể cho Bạn một kết quả rất bất ngờ!
* Cận cảnh / Ồng kính cận cảnh – Bạn có một ống kính có tiêu cự vừa phải (tôi thích những ống có tiêu cự dài hơn một chút) nhưng Bạn lại muốn đến khá gần để có đầy khung hình. Có những lúc Bạn nên thu nhỏ hoặc lùi lại để lấy được bối cảnh – nhưng cha mẹ Bạn lại muốn thấy mặt đứa trẻ – do đó Bạn phải đảm bảo là Bạn kiểm soát được bức ảnh chứ không phải môi trường của bức ảnh.
* Tập trung vào đôi mắt – Bạn nhớ phải chú ý đặc biệt vào đôi mắt của trẻ. Nếu Bạn mở chế độ single zone focusing (chỉ một tiêu điểm) – Bạn nên chọn đôi mắt làm tiêu điểm. Bạn có thể bỏ bớt một số nét trên khuôn mặt để người xem luôn luôn bị thu hút bởi ánh mắt của đối tượng trong hình.
* Hậu cảnh – Bạn cần quan tâm đúng mức đến hậu cảnh của các bức hình. Một hậu cảnh có thể tạo ra tình huống cho các bức ảnh nhưng cũng có thể làm rối hình hoặc khiến người xem ảnh bị xao lãng, mất tập trung. Trước khi chụp, Bạn cần “dọn dẹp sạch sẽ” các “tác nhân gây rối”. Bạn phải đảm bảo ít nhất một trong các địa điểm chụp không có một hậu cảnh có thể gây phân tâm cho người xem ảnh. Tôi thích tìm một bức tường sặc sỡ hoặc thậm chí có thể dựng một tấm vải / một hậu cảnh cho một số bức hình tạo dáng và đứa trẻ chỉ việc đứng trước cảnh ấy. Một cách khác, Bạn có thể chiếu sáng đối tượng được chụp theo cách nào đó để hậu cảnh không hiện lên.
* Chụp ảnh trừu tượng – Bạn nên “pha trộn” vào loạt ảnh một vài bức ảnh trừu tượng. Chẳng hạn, Bạn có thể chụp ảnh một đôi giày, hoặc phóng to đôi bàn tay, hoặc cận cảnh lông mi, và đưa vào khung hình sao cho trong khung chỉ còn một phần của cái đầu. Những bức ảnh vui này có thể tạo ra sự thích thú, tăng thêm phần đa dạng cho loạt hình của Bạn.
* Trang phục – Phương châm của tôi là chọn những trang phục nào mà trẻ cảm thấy thoải mái và phản ánh được cá tính của trẻ. Nếu Bạn cho chúng mặc một bộ trang phục đẹp dành cho một ngày Chủ Nhật nhưng chúng cử động không thoải mái thì bức ảnh Bạn chụp ra trông rất “cứng”. Một lời khuyên khác về trang phục là đôi khi những trang phục có màu đậm hay một màu trơn lại gây ấn tượng. Bạn nên chuẩn bị một vài bộ để có thể thay trang phục tại các điểm chụp các nhau.
* Chụp chế độ Burst Mode (chụp nhanh nhiều ảnh liên tiếp) – Ít nhất trong buổi chụp, máy ảnh của Bạn có một lần chạy chế độ burst mode. Thực tế, tôi hay chụp toàn bộ buổi chụp ở chế độ này – đặc biệt, khi chụp ngoài trời hay tại một công viên mà bọn trẻ chạy nhảy khắp nơi, chế độ hãy hẳn rất đắc dụng. Bạn sẽ tìm thấy trong “loạt ảnh” chụp cùng nhau trong một khung có nhiều ảnh trên một nền HOẶC Bạn cũng có thể cho chúng vào một ảnh bằng phần mềm Photoshop (trẻ đang chạy, trượt cầu tuột, đang trên x1ich đu, đang múa, đang đạp xe…) – Những bức ảnh này hẳn sẽ rất vui.
* Ảnh có người khác – Trong trường hợp trẻ tỏ ra căng thẳng, một cách hay để giúp chúng “giãn ra” là tạo cho mức ảnh một chút hơi khác, bằng cách cho một người khác vào trong ảnh. Người này có thể là chị/em, cha mẹ, bạn bè. Việc thêm một người khác vào trong ảnh cũng là tạo thêm chú ý và giới thiệu về “mối quan hệ” trong bức ảnh. Việc này cũng có thể khiến trẻ bớt chú ý đến Bạn, giúp trẻ thoải mái hơn.
* Pha trò – Bạn cần cố gắng làm sao cho buổi chụp càng vui càng tốt. Bạn cho trẻ xem một vài kiểu Bạn đã chụp, bảo chúng làm những trò vui nhộn, hoặc chính Bạn pha trò – tất cả sẽ tăng thêm sức sống cho buổi chụp, giúp trẻ thấy thoải mái và “chộp” được những “khoảnh khắc tinh thần” của trẻ. Trẻ càng vui thì các bức ảnh chụp trẻ càng thật hơn và thu hút hơn.
Đó là kinh nghiệm của Tôi trong việc chụp ảnh cho trẻ em
Nếu bạn thấy bài viết hay có thể share cho các anh em nhiếp ảnh ở Việt Nam biết tới bài viết này nhé .