Ekip chụp ảnh cưới gồm những ai ?

Những người đang có ý định mở studio chụp ảnh cưới chắc chắn đang băn khoăn về vấn đề nhân lực làm việc trong studio. Ngoài việc lo trang trải cho tiền thuê mặt bẳng của tiệm thì việc sắp xếp nhân viên ở các vị trí lại là một vấn đề rất đáng để bạn quan tâm.
Một studio lớn họ có quyền tuyển nhiều người làm việc ở nhiều vị trí khác nhau từ các vị trí nhỏ nhất như bảo vệ , nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên book phòng chụp, nhân viên marketing, thợ chụp ảnh, một số thợ phụ đi theo ekip, rồi cho đến nhân viên làm việc tại studio như photoshop, in ấn, hậu kỳ……..
Các bạn nên nhớ trừ khi trong túi bạn đã có sẵn một tỷ thì hãy có suy nghĩ bung ra làm mạnh như vậy. Còn đối với những studio mới mở hoặc bạn đang có ý tưởng thành lập một ekip làm việc trong lĩnh vực nhiếp ảnh thì hôm nay Onelike Studio sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm trong vấn đề nhân lực của một tiệm áo cưới, studio nhỏ….
Các bạn hãy nhớ từ nhỏ rồi tới lớn, hãy luôn nhớ điều đó, chúng ta không thể đốt cháy giai đoạn, vì có thể bạn sẽ thành công nhưng tỷ lệ thất bại là cực kỳ cao. Tôi có thể khẳng định là 90% những người nóng vội trong nghề này là thất bại, thất bại do không biết phân tích, chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý nhân viên .
Tại sao không phải là một ekip làm việc tự do – Freelancer ?
Trước khi mới mở studio Onelike tôi cũng đã tham gia trong một ekip chuyên chụp ảnh cưới Đà Lạt. Lúc đầu thì ai cũng hăng say trong công việc của mình, từ thợ chụp, người quảng cáo rồi cho đến thợ photoshop….lúc đó cũng khoảng 7-8 người trong ekip.
Cứ mỗi lần đi chụp là khoảng 4-5 người trong ekip cùng đi… Các bạn cũng biết mỗi show chụp ảnh cưới thì theo giá bình quân thị trường cũng thu lời từ 1 show ảnh cưới tầm 4-5 triệu. Mà trong khi ekip tôi khoảng 8 người thì ít nhất một tháng cũng phải thu lại khoảng 60 triệu mới đủ số tiền chi trả chia ra cho mỗi thành viên trong ekip.
Cái gì cũng vậy, do không có người lãnh đạo đứng đầu, nên chuyện mỗi người một ý là chuyện bình thường, rồi cũng có người chán nản muốn tách ra làm riêng… nói chung là đủ các thứ, rồi như quy luật đó là sự tan rã.
Một ekip đông – tượng trưng cho sự hoành tráng ?
Thật sự đó là quan niệm sai lầm của thế hệ đi trước. Rất nhiều khách hàng ngày nay họ vẫn còn quan niệm như vậy nhưng đó thực sự là cả một sự rắc rối cho một buổi chụp ảnh, đặc biệt những show chụp ngoại tỉnh sẽ phát sinh ra rất nhiều chi phí đi lại ăn uống ngủ nghỉ …..Ngày nay không ai dại dột mà kêu một ekip cả chục người đi chụp ảnh cưới nữa. Đã vậy những ekip như thế bắt buộc 1 show chụp ảnh cưới bình thường cũng phải 20-30 triệu. Tất nhiên sẽ không ai gọi. Với tôi chỉ cần một thợ được đào tạo bài bản cũng có thể làm được tất cả. Đó là sự thật đối với Onelike Studio hiện tại. Chúng tôi đang rất thành công ở đất Sài Gòn.
Hãy mở studio thay vì là một ekip làm tự do!
Đó là những gì tôi muốn khuyên các bạn, bạn hãy mạnh dạn và là người quyết định mọi chuyện. Một tập thể mạnh tất nhiên phải cần có những thành viên mạnh và không thể thiếu một người lãnh đạo cả tập thể đó. Bạn chắc cũng dần hiểu ý tôi.
Vậy cơ bản trong ekip cần những ai ?
Trong bối cảnh cạnh tranh cao của nghề chụp ảnh cưới thì tôi sẽ đưa ra cho các bạn một ý tưởng để thành lập ekip cho studio của bạn như sau :
02 thợ chụp ảnh : Nếu như studio của bạn có lượng khách hàng đông, tập trung vào mảng cưới thì nên có ít nhất là 2 thợ chụp ảnh, đảm bảo có thể chụp được 2 show / ngày. Thường khách hàng chọn vào những ngày đẹp, dịp lễ hoặc ngày nghỉ để chụp ảnh, chính vì vậy việc có trong tay 2 thợ chụp ảnh sẽ giúp dễ ứng phó với trường hợp đó.
Còn với những stuido không chuyên về chụp ảnh cưới thì tôi khuyên nên có 1 thợ chụp ảnh làm việc dưới dạng lương cứng cố định . Các bạn nên nhớ là chụp ảnh cưới giờ nó không còn màu mỡ như ngày xưa, giờ mà thuê 2,3 thợ về là ngồi nhìn nhau mà than thở thôi. Không đủ tiền nuôi lính thì xác định trong vòng 3 tháng bạn phải treo bảng ” Sang Lại tiệm áo cưới.
Tôi từng thấy 1 số thằng bạn cũng của tôi trong nghề, mỗi lần chúng nó muốn nghỉ không làm do không có khách. Y rằng, mấy đứa chúng nó đăng lên mạng đại loại như sau ” Do có hướng kinh doanh khách, cần sang lại tiệm ảnh cưới khách hàng ổn định”. Tôi đến buồn cười với mấy thằng bạn của tôi. Cứ tầm tháng 6,7 âm lịch là cái tình trạng ra đi của nhiều studio là tôi hay bắt gặp nhất. Giá như không nuôi lính đông thì đâu có đến nông nỗi không thể cầm cự được.
01 nhân viên trang điểm : Yêu cầu biết trang điểm từ thường cho đến trang điểm cô dâu. Nên tuyển một thợ trang điểm làm việc có định và một thợ làm việc tự do. Điều này giúp bạn cân đối được ngân sách. Nhận viên trang điểm có thể cho ngồi có định ở tiệm cũng được hoặc kiêm luôn là thợ phụ đi theo xách đồ dặm phấn cũng được. Đối với những studio có lượng khách lớn có thể tập trung 2 cặp dâu rể 1 ngày thì nên để trang điểm đó ở tiệm và bạn nên tuyển thêm 1 bé biết make up nhưng chuyên để đi ngoại cảnh, theo dặm phụ, tung váy, xách đồ.
01 thợ photoshop : Một thợ chụp ảnh cũng có thể đảm nhiệm được công việc này nhưng bạn nên nhớ rằng nếu như họ đi chụp và chỉnh ảnh thì quỹ thời gian cho họ sẽ bị tiêu tốn khá nhiều đặc biệt là thiết kế album ảnh cưới .
Nhiều bạn cho rằng chỉ có những thợ chụp ảnh thì họ mới photoshop được đẹp và đúng theo ý tưởng của họ. Điều này không hoàn toàn đúng. Đối với những thợ photoshop tay nghề cao thì họ chỉ cần nhìn vào tấm ảnh chụp là đã có thể lên ý tưởng cho phần hậu kỳ được tốt, tấm ảnh đẹp quyết định nhiều ở tay nghệ thợ retouch nên bạn hãy chọn một người có tính tỷ mỷ và khả năng cảm nhận mỹ thuật tốt.
Các bạn nên cân nhắc lựa chọn cho kỹ vào nhé, sắp đến 2020 rồi, khách hàng cũng khó tính dần lên. Nếu tiệm mà sở hữu một thợ không có khả năng blend màu được mà chỉ biết chỉnh da, chỉnh mụn thôi thì cũng vứt.
Cái quan trọng của studio thời bây giờ là chụp nét và thợ biết blend màu cơ bản là như thế thôi, còn những cái như làm mịn da, xoá mụn thì ra mấy tiệm chụp hình thẻ cũng nhặt được vài thợ về làm cho bạn.
01 thợ phụ : Thợ phụ chuyên đi theo ekip để mang vác hoặc tư vấn stylist cho khách hàng, đối với thợ phụ bạn có thể tuyển hoặc không cũng được vì ngày nay công việc của thợ phụ thì nhân viên trang điểm của bạn cũng có thể đảm nhận. Máy ảnh kỹ thuật số ngày càng phát triển nên việc nó hỗ trợ thay thế con người rất tốt. Thay vì 2, 3 người cầm vài tấm hắt sáng bạn chỉ cần một thợ chụp ảnh biết tính toán trong việc tận dụng ánh sáng cũng có thể tạo nên một shot ảnh nghệ thuật.
BÍ KÍP QUẢN LÝ MỘT EKIP THÀNH CÔNG
Nên nhớ tất cả các công việc của nhân viên bạn bạn cần phải nắm bắt qua và hiểu được những gì họ đang làm. Phân công rõ rằng từng nhiệm vụ đối với mỗi nhân viên.
Thông tin khách hàng bạn là người nắm trong tay. Thợ chụp nhiệm vụ là chụp ảnh và tránh tình trạng bắt nối “mối quan hệ” giữa thợ chụp vào khách hàng. Sau khi đã nắm chắc khả năng quản lý các nhân viên trong tay cùng với lượng khách hàng ổn định và số vốn đã cứng bạn có thể làm mạnh hơn từng bước.
Tất cả các sản phẩm dự án phải qua bạn là người phê duyệt và chính bạn là người bàn giao và làm việc với khách hàng.
Tuyển ít nhưng chất lượng đó là hướng đi đúng đắn nhất trong thời buổi cạnh tranh này. Hãy nhớ điều này nếu như bạn chưa từng được nghe qua : Quản lý con người khó hơn rất nhiều so với bạn cầm một chiếc máy ảnh!
Nhớ ghi nguồn cho tôi nhé: https://onelikestudio.com
+ Chưa có bình luận
Add yours