Quá đơn giản để thiết kế phòng chụp ảnh ngay tại nhà

thiết kế Studio chụp ảnh tại nhà
Để có một studio đàng hoàng hoành chắc chắn là điều mà mỗi thợ chụp ảnh ước. Nhưng ở Sài Gòn thì đó là một bước rất khó khăn, có rất nhiều chi phí đầu tư như tiền thuê mặt bằng, điện nước, các loại hoá đơn khác. Chưa kể đến những nỗi lo lắng tiền trang trải trả tiền cho nhân viên..rồi tiền ăn uống của bạn hằng ngày. Những mối lo lắng này có thể ngăn cản bạn biến giấc mơ thành hiện thực ?. Không nhất thiết bạn phải thuê một địa điểm nào đó, bạn đã từng nghĩ đến việc tự tạo một phòng chụp ảnh tại nhà hay chưa ?
Thật sự nếu các bạn thiết kế một phòng chụp ảnh ngay tại nhà sẽ có rất nhiều thuận lợi. Bạn có thể chủ động được mọi thứ từ khâu sắp xếp các vật dụng, ánh sáng, hoặc sử dụng những vật dụng sẵn có ngay tại nhà. Ở nhà, bạn sẽ có nhiều thời gian để nghiên cứu, thực hành với những góc chụp và kỹ thuật chụp hơn. Cũng không nhất thiết bạn phải là một photographer mà bạn có thể là một người chuyên thiết kế thời trang, một người thiết kế định dạng thương hiệu, người mẫu, diễn viên… hoặc bạn là một người bình thường cũng có thể tạo riêng cho mình một không gian làm việc nghiên cứu học tập chuyên nghiệp.
Cách setup một phòng chụp tại nhà
Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách tôi đã thiết lập studio chụp ảnh của tôi ở nhà, nói đúng hơn là ở căn hộ chung cư mà tôi ở . Tôi sẽ chỉ cách các bạn biến nó thành không gian chụp ảnh chân dung nghệ thuật lý tưởng.
Bạn thử nghĩ xem ở trong nhà của bạn thì phòng nào có diện tích trống nhiều mà không sử dụng nhất thì haỹ chọn phòng đó để làm. Chuyển hết đồ dùng ca nhân, đồ sinh hoạt từ phòng lớn sang 1 căn phòng nhỏ hơn. Để thiết lập một studio nhỏ không nên để trong một phòng quá nhỏ như vậy sẽ rất khó khăn để bạn xoay sở, bố trí các thứ. Oke sau khi chuyển xong, hãy nhìn ngắm xem chỗ này đã đủ chuẩn để chụp ảnh nghệ thuật chưa nhé. Nếu chưa chuẩn thì các bạn thiết kế thêm cho nó đạt chuẩn nhé. View đủ rộng, đủ khoảng trống để bạn đặt máy hoặc lùi chụp.
Tôi sống ở Chung cư H3, Quận 4, căn hộ tôi đang ở có diện tích khoảng 80m2, được cái chỗ này gần bờ sông nên nhiều gió và mát mẻ. Nhưng khổ một điều là nó chỉ mát khi tôi mở cửa sổ ra thôi. Đa số tôi vẫn phải dùng quạt gió hoặc máy lạnh để giảm nhiệt cho căn hộ của tôi. Cũng giống với những căn hộ ở những chung cư gần đây như bên H1, H2, phòng ốc cũng gọi là thoải mái. Điểm chung ở một số căn hộ thường thấy ở Sài Gòn đó chính là có một phòng khách và 2 phòng ngủ, 1 phòng vệ sinh, có hàng lang rộng khoảng 2m chạy trước của phòng. Một gian bếp dạng nối liền với phòng khách, ở đây thì ít khi tôi nấu nướng tận dụng nó là concept chụp ảnh luôn.
Do có 2 phòng ngủ nên tôi quyết định chọn một phòng để set up phòng chụp chân dung luôn. 1 phòng của tôi sát hành lang nên hướng nhìn và trong trung tâm của chung cư nên không có ánh sáng, còn một phòng còn lại có view ra ngoài sông và có ánh sáng tự nhiên. Và để lựa chọn tất nhiên tôi sẽ chọn phòng mà có ánh sáng tự nhiên rồi.
Lúc đầu, tôi thiết lập phông nền của mình ở phía đối diện cửa sổ để nó hướng trực tiếp vào cửa sổ. Lý do cho điều này là để tôi có thể có được góc rộng lớn hơn để chụp hình. Tuy nhiên, điều này không hẳn là tốt vì tôi để cho quá nhiều ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ vào phông chụp. Cũng rất khó chịu mỗi khi chụp xong cầm máy lên xem lại ảnh cũng rất khó để xem vì có nhiều ánh sáng gây loá màn hình.
Để đạt được ánh sáng định hướng linh hoạt hơn và tránh ánh sáng thẳng từ cửa sổ rội vào, tôi sử dụng các góc ở 45 độ theo phông nền để có được thiết lập ánh sáng mà tôi thích.
Gần đây, tôi đã di chuyển mọi thứ xung quanh để tôi có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên ấn tượng mà không cần đến tản sáng hay đèn Flash. Đôi khi thì tôi vẫn linh hoạt dùng chúng để có thêm ánh sáng nhân tạo nếu cần.
# 1 Đảm bảo phông nền và cửa sổ của bạn tạo thành 1 gốc 90 độ
Góc này mang đến cho bạn ánh sáng ấn tượng hơn vì nó chỉ đến từ một phía. Nó sẽ rất đẹp trong trường hợp đặt đối tượng của mình sao cho mặt xa của khuôn mặt hơi tối một chút, bạn có thể đạt được ánh sáng tương tự như kiểu Rembrandt hoặc chân dung lowkey.
Kiểu Rembrandt lighting sẽ cho bóng của mũi gặp vùng má và tạo ra một vùng sáng nhỏ hình tam giác ở giữa gò má. Để tạo đúng kiểu ánh sáng Rembrandt, cần đảm bảo rằng con mắt ở vùng tối của khuôn mặt vẫn bắt được ánh sáng, nếu không mắt sẽ “chết” và không lấp lánh.
Những thứ tất nhiên bạn cần phải chuẩn bị trước đó là máy và một vài ống kính chụp ảnh chân dung đẹp.
# 2 Một góc hình chữ L kết nối ánh sáng cửa sổ với phông nền hoặc tường của bạn
Có một góc tối nhỏ, cho phép bạn sắp đặt ánh sáng góc 45 độ. Góc giảm sáng sẽ cho bạn những hình ảnh lột tả tâm trạng hơn là khi bạn chỉ dùng ánh sáng từ phía trước.
Về việc sử dụng đèn led hay flash sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng ánh sáng chiêú vào chủ thể. Tôi có cách dùng một soft box hình chữ nhật hắt ngược ánh sáng tiwf dưới chân lên. Lưu ý chỉ dùng sao cho lượng ánh sáng từ chân đến bờ vai, tráng lên toàn thân sẽ gây cho bức ảnh chân dung bị bệt ra đấy.
Sở thích cá nhân của tôi là có cả ánh sáng và bóng tối trong hình ảnh của tôi để tôi có thể ” điêu khắc” đối tượng của tôi theo hướng ánh sáng. Nếu bạn không có góc như vậy, bạn có thể sử dụng một V (hai miếng đen gắn kết với nhau để tạo thành một góc V) được đặt ở góc như thể hiện trong sơ đồ dưới.
# 3 Sơn tường của bạn tối hoặc sử dụng phông nền tối
Bạn sẽ ngạc nhiên trước sự khác biệt mà phông nền tối tạo ra! Nó tập trung vào chủ thể nhiều hơn một phông nền sáng. Nó cũng là cách để tạo ra những bức ảnh nghệ thuật hơn. Tôi là Fan của các loại phông màu sẫm tối cổ điển, chẳng hiểu sao chúng lại có sức mê hoặc đối với tôi như vậy. Ngay cả ở một số không gian chụp trong studio của tôi cũng có rất nhiều mảng xi măng mà tôi chét lên, một số chỗ khác thì tôi sử dụng miếng dán tường kiểu như gạch cũ, xi măng tróc vảy. Đối với chụp ảnh cho bé thì tôi sử dụng phong phải màu đen. Các phông vải hút sáng rất tốt, chụp bao giờ cũng dịu và không bị phản ngược ánh sáng.
Nhiều bạn hỏi mình là nên sử dụng phông nền hay là sử dụng tường sơn lên luôn. Mình nghĩ hai cái này hoàn toàn được, bạn sử dụng cách nào cũng được miễn sao cho tiện nhất. Nêu diện tích phòng nhỏ nên sử dụng sơn lên tường, vừa tiết kiệm được diện tích và tạo được nhiều không gian di chuyển. Đối với mỗi đối tượng khách nhau thì sử dụng một phông màu khác nhau như sử dụng chụp lookbook khác với chụp ảnh cưới, lại khác với chụp ảnh sản phẩm. Để hiểu rõ hơn bạn cần tìm hiểu thêm nên chọn phông nền màu gì.
# 4 khuếch tán ánh sáng cửa sổ của bạn
Ánh sáng từ cửa sổ, mặc dù đến từ một góc, vẫn có thể hơi gắt. Bạn có thể làm mềm ánh sáng này bằng cách khuếch tán nó bằng một số rèm cửa loại rèm voan trắng hoặc bất kỳ loại vải nào có thể khuếch tán ánh sáng. Nửa dưới người mẫu mờ và tối đi nghĩa là ánh sáng từ cửa sổ đã bị khuếch tán. Tôi che nửa trên bằng những miếng vải khuếch tán để chặn ánh sáng quá gắt đi. Nên nhớ độ dầy vừa phải sẽ giúp khuếch tán ánh sáng tốt, đừng giày quá bạn sẽ không có chút ánh sáng nào cả đâu nhé. Tôi thường thấy một số nhiếp ảnh gia không chuyên chụp ảnh cho người mẫu ở trường hợp đứng cạnh cửa sửa, do sử dụng màn voan quá dầy rồi chụp. Quá tệ hại vì hầu như ánh sáng lọt 100% qua khe hở giữa hai tấm rèm làm cho khu vực mặt sáng bừng còn người ngợm thì không có chút ánh sáng nào.
# 5 Sử dụng một phản xạ hoặc ánh sáng đối diện với cửa sổ
Giống như trong bức chân dung được vẽ, ánh sáng phản chiếu xuất hiện ở rìa vùng mặt tối sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn khi nhìn vào một bức ảnh chân dung. Một tấm hắt màu bạc có thể giúp bạn thực hiện được điều này rất tốt với một kết quả phản chiếu ánh sáng mạnh hơn so với một tấm hắt màu trắng. Qua một số thử nghiệm về phản xạ ánh sáng trong phòng chụp thì tôi thấy nếu bạn cho ra phản xạ màu vàng có thể làm cho da quá ấm, nên trước giờ tôi khoái sử dụng hắt sáng với bạc và tôi có thể làm ấm hình ảnh tổng thể trong quá trình xử lý hậu kỳ. Nó hoàn toàn giống với việc bạn thiết kế một studio dạng phim trường quy mô lớn. Việc sử dụng càng nhiều ánh sáng tự nhiên là điều mà nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào cũng muốn. Tất nhiên mọi nguồn ánh sáng phải được sắp xếp một cách có logic và bài bản. Ví dụ điển hình bạn có thể đến tại một trường quay nào đó để học hỏi, ở đây họ có thể sử dụng toàn bộ ánh sáng là ánh sáng đèn để chiếu sáng cho một concept quay phim. Điều đáng nể ở đây là ánh sáng họ set up có độ chân thật và rất giống với ánh sáng thật.
Chỉ với một vài mẹo cơ bản mà tôi đã chia sẻ ở trên thì bạn có thể hoàn toàn tự tin, tự tạo phòng chụp ảnh tại nhà để nhận khách chụp ảnh chân dung trong studio “mini” hoặc bạn cũng có thể nhận chụp ảnh cho bé sơ sinh tại nhà cũng được luôn nhé. Như trên thế hay ngay kể cả ở Việt Nam, kiểu chân dung chụp theo concept khá Hot, bạn cũng hoàn toàn tận dụng căn phòng của bạn, bố trí thêm một số concept. Tận dụng nguồn sáng sẵn có là cái mà tôi khuyên bạn nên sử dụng. Tránh dùng ánh sáng nhân tạo một cách lạm dụng, đôi khi nó sẽ đi ngược với mong muốn của các bạn. Còn đối với những ai chuyên về bên thiết kế, chỉ thiết kế không gian nội thất, phòng chụp ảnh hay phim trường thì các bạn có thể dựng lên sẵn rồi cho người ta thuê studio.
Nguồn : Onelike Studio
mình muốn liên hệ để làm một album chụp ở ĐL