7 bước nắm bắt sự thật trong kỹ thuật chụp chân dung

Một tấm ảnh chân dung thành công là tấm ảnh có thể khiến người ta dừng bước và chú ý. Đó đích thực là một tấm ảnh đẹp. Có một cái gì đó như là phép thuật khi mà một bức chân dung lại có khả năng hấp dẫn và kết nối chúng ta lại với nhau. Điều đó không phải do danh tiếng, cũng không phải do sắc đẹp; đó chính là tính nhân đạo. Theo tôi, cái khoảnh khắc mà Bạn nắm bắt được sự thật và nhân tính trong kỹ thuật chụp chân dung, là khi có sự va chạm giữa những quan niệm về chụp ảnh nghệ thuật.
Từ lúc Bạn đưa máy ảnh lên để chụp ảnh cho một ai đó, có rất nhiều yếu tố thay đổi mà Bạn phải kiểm soát được. Các yếu tố này dễ lạc mất và khiến Bạn mất tập trung. Đây là lần đầu tiên trong khi chụp ảnh mà Bạn cần sự hiện diện một cách không thể bác bỏ.
Nếu Bạn tuân theo bảy bước hướng dẫn này, Bạn sẽ cải thiện được kỹ năng chụp chân dung, và tương tác tốt hơn với các đối tượng được chụp.
Bước một: Chụp ảnh trong khả năng kỹ thuật cho phép
Việc cuối cùng mà Bạn cần quan tâm khi bắt đầu một buổi chụp là vấn đề kỹ thuật. Bạn nên thao tác thực hành trước và làm quen với kỹ thuật. Bạn phải nắm rõ tất cả các chức năng của thiết bị, và Bạn cần giải quyết các vấn đề kỹ thuật trước ngày chụp. Các đối tượng bị/được chụp có thể trở nên căng thẳng nếu như Bạn không thao tác thành thạo bộ đồ nghề của Bạn hoặc Bạn có những dự kiến không chính xác. Mọi thứ có thể trở nên rắc rối. Tuy nhiên, Bạn càng bình tĩnh thì càng có khả năng giải quyết vấn đề, không cần hoảng hốt.
Bước hai: Xem trước hình ảnh của các đối tượng
Bạn sẽ thuận lợi hơn nếu Bạn chịu khó xem trước hình ảnh của đối tượng mà Bạn sắp chụp. Tôi thường hay hỏi khách hàng cung cấp cho tôi một tấm ảnh của chính họ mà họ cảm thấy ưng ý nhất. Cách này, trong nhiều trường hợp, sẽ rất hữu ích.
Bạn có thể có được một hình dung chính xác về màu da, khuôn mặt của đối tượng. Điều này giúp Bạn bố trí ánh sáng và điều chỉnh phù hợp. Bạn cũng có thể hình dung là khách hàng muốn có cảm nhận như thế nào, và họ muốn hình ảnh của họ nói lên điều gì.
Việc này không phải luôn luôn giống với những gì mà Bạn thấy nơi họ. Tuy nhiên, ở đây, như có một phép mầu. Với tư cách là một nhiếp ảnh gia, Bạn đang quan sát đối tượng theo một phương diện khác. Khi Bạn đưa thêm yếu tố đó vào quá trình, cùng với việc cố nắm bắt điều họ muốn thể hiện, Bạn sẽ có một bức ảnh chân dung tuyệt vời.
Bước ba: Lên kế hoạch
Bạn nhất định phải có kế hoạch từ trước đó. Bạn nên vận dụng những gì đã học bằng cách quan sát trước một hình ảnh của đối tượng, điều này giúp Bạn lên kế hoạch về ánh sáng và chọn phông nền. Tất nhiên, Bạn không thể bỏ qua yếu tố thời tiết nếu như Bạn lập kế hoạch chụp ánh sáng tự nhiên hoặc chụp ngoài trời. Bạn cần xác định mong muốn của khách hàng muốn chụp ảnh ngoại cảnh hay chụp ảnh trong phim trường.
Ở bước này, cần phải xác định rằng ánh sáng tự nhiên không có nghĩa là Bạn cứ phải đi ra ngoài trời. Đến gần cửa sổ hoặc mở cửa ra đều có thể có ánh sáng tốt. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Bạn nên dự kiến sẵn bộ khung mà Bạn sẽ dùng. Mục tiêu không phải là có được một buổi chụp ảnh giả tạo. Điều quan trọng hơn là thời điểm. Tuy nhiên, nếu buổi chụp được dời lại, và Bạn có một vài ý tưởng trong đầu, Bạn có thể hồi tưởng lại kế hoạch trong đầu và thay đổi để sắp xếp lại.
Bước bốn: Chịu trách nhiệm
Khi Bạn đưa máy ảnh lên, Bạn phải chịu trách nhiệm về công việc của mình. Đây là một quá trình tương tác, nhưng Bạn chắc chắn là người điều khiển nó. Bạn có thể kêu to, khuấy động năng lượng của họ, và đảm bảo rằng họ cảm thấy thoải mái. Sẽ thật nhàm chán nếu như chỉ chụp “theo bài”, “sang trái một chút, hạ cằm xuống). Bạn cần khuyến khích họ, tạo cho họ tinh thần phấn chấn bởi vì sự căng thẳng chắc chắn không tốt cho công việc của Bạn! Bất luận đối tượng của Bạn đã bao nhiêu lần đứng trước ống kính thì mỗi lần sẽ mỗi khác nhau và cũng đều cần có sự hướng dẫn.
Trong buổi chụp, Bạn phải chịu trách nhiệm về cái không gian ấy. Bạn phải xác định sẵn không gian trong đầu, những gì gây xao lãng đều phải gạt bỏ càng nhiều càng tốt. Tất nhiên, nếu Bạn chụp ảnh tại một nơi công cộng, chẳng hạn như một công viên, Bạn không thể gạt bỏ hết mọi thứ. Nhưng nếu Bạn chọn một khu vực cách xa đường chính, Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
Nếu Bạn chụp trong nhà, âm nhạc là điều không thể thiếu. Nó giúp cân bằng mọi thứ, khiến mọi người dễ chịu hơn. Bạn có thể tạo ra một danh sách các bản nhạc dành riêng cho buổi chụp, bao gồm một số bài nhạc đang thịnh hành để mọi người thư giãn. Bạn cũng nên chọn các thể loại nhạc theo thập niên khác nhau tùy theo độ tuổi, phong cách của khách hàng…
Bước năm: Học cách hiểu và đoán tâm lý khách hàng
Học cách hiểu và đoán tâm lý khách hàng là một kỹ năng Bạn nhất định phải có thì mới có thể trở thành một nhiếp ảnh gia chụp người. Bạn nên cố gắng tương tác và trò chuyện với họ, kể chuyện – chia sẻ kinh nghiệm là cực kỳ quan trọng. Họ càng thỏaui mái thì Bạn càng không còn chịu nhiều áp lực, do đó các tấm ảnh sẽ càng chân thực hơn.
Bạn phải học cách nắm bắt các dấu hiệu và tín hiệu. Họ có bị mất tập trung không? Bạn thay đổi cách bố trí. Họ có khó chịu không? Cố gắng đứng hay ngồi. Bạn không muốn lãng phí thời gian cho những bức ảnh vô ích mà chủ thể không xuất hiện hoặc không có trong khung hình.
Một kỹ thuâ5t khác để Bạn học cách hiểu và đoán tâm lý khách hàng là dựa vào tính cách của họ. Bạn cần xác định sớm từ đầu là họ có đang căng thẳng không, lúc ấy Bạn có thể kể chuyện vui, hoặc Bạn giảng giải cho họ nghe về cách bố trí máy chụp để họ thoải mái hơn. Một người vui tính hay cười hẳn nhiên cần thể hiện như thế, nhưng vẫn có chỗ cho một vể bên ngoài nghiêm túc hơn. Toàn bộ sẽ do Bạn dẫn dắt họ.
Bước sáu: Xác định phong cách
Sau khi đã kiểm soát được tình hình và xác nhận Bạn chịu trách nhiệm, Bạn sẽ xác định phong cách chụp ảnh cho toàn bộ buổi chụp. Khi Bạn nhìn vào một bức ảnh chân dung mà Bạn yêu thích, Bạn xem như Bạn rất thích nó và tìm cách làm sao để có được một bức ảnh như vậy. Bạn nên nhớ rằng mọi tấm ảnh Bạn chụp đều có dấu ấn của Bạn, và nó sẽ còn mãi theo thời gian. Sự tương tác hay mức độ gắn kết trong bức ảnh ấy hoàn toàn do Bạn, nhiếp ảnh gia, điều khiển.
Đối tượng của Bạn cảm thấy mệt và uể oải, điều đó Bạn luôn luôn cần ghi nhớ. Nếu như họ có vẻ nản, Bạn có nhiệm vụ khuấy động lên. Bạn nhớ phải kiểm tra công việc của mình để Bạn có thể đưa ra một cảm xúc phù hợp nhất.
Bước bảy: sử dụng thời gian hợp lý
Bước cuối cùng này là một trong các bước quan trọng nhất – sử dụng thời gian hợp lý! Về yếu tố này Bạn cứ tin tôi, thực hiện từ từ và tập trung vào công việc. Buổi chụp có thể lập tức không còn thuộc quyền kiểm soát của Bạn, và điều cuối cùng Bạn cần là nhìn lại buổi chụp và phát hiện thấy Bạn đã không chụp được đúng như những gì mình muốn. Bạn có thể chợt thấy rằng Bạn đã sử dụng quá nhiều thời gian cho một cảnh hay một nền, và không chụp đủ như dự kiến. Cũng như Bạn, đối tượng muốn nghỉ giảii lao để tập trung tinh thần trở lại. Bạn cũng nên tận dụng cơ hội này.
Về cá nhân, tôi biết rằng nếu như vào cuối buổi chụp mà tôi không cảm thấy lưu luyến gì người khách ấy, tôi không muốn gắn bó – thì tôi sẽ có vài tấm ảnh nhưng đó không phải là những tấm tôi muốn chụp.
+ Chưa có bình luận
Add yours