Khi Tôi mới bắt đầu chụp ảnh cho bé sơ sinh, Tôi đã mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin về việc làm sao để mình chụp đạt hiệu quả cao nhất. Tôi đã học và sống với những quy tắc. Chúng đóng vai trò là bước quan trọng đầu tiên trên con đường sự nghiệp của mình. Các quy tắc có chỗ đứng nhất định khi chúng xác lập một vị thế an toàn để khám phá các lĩnh vực mới và học hỏi cái mới.
Tuy nhiên, khi chúng ta càng phát triển hơn, tiến gần hơn đến giới hạn của các quy tắc đã được xác lập, thì có khi chính những quy tắc từng là chỗ dựa nay có thể cản trở sự phát triển của chúng ta. Lúc đó, chúng ta cần phải xem xét lại các quy tắc ấy để xác định xem chúng ta nên sửa đổi một vài điểm hay thậm chí loại bỏ hoàn toàn. Bỏ như thế nào và khi nào bỏ sẽ là quyền quyết định của từng cá nhân.
Chụp ảnh cho các trẻ sơ sinh có nhiều quy tắc để thực hiện công tác ấy. Các quy tắc này bao hàm mọi khâu từ việc chuẩn bị môi trường thích hợp cho trẻ, đến các tư thế, rồi chuẩn bị của cha mẹ, và nhiều thứ khác nữa. Một trong những quy tắc mà tôi từng được nghe và được đọc là không bao giờ chụp ảnh một đứa bé trên 10 ngày tuổi. Cũng như một người làm việc toàn thời gian ngoài công việc tiếp khách đến chụp ảnh, việc này là một thử thách thật sự đối với Tôi. Và Tôi rất lo lắng không biết liệu mình có thể chụp ảnh cho em bé trong một cái ô kính ngắn như vậy không.
Tôi cũng từng gặp rất bối rối khi có những đứa bé không làm gì và chỉ khóc thét khi chụp ảnh lúc đã quá 10 ngày tuổi. Lần Tôi chụp xong một em bé 14 ngày tuổi lúc đó, công việc không ổn. Tôi chắc rằng là do tôi chờ đợi quá lâu khi mà trong thực tế, Tôi chỉ cần có một hoặc hai (hoặc ba!) công việc để học hỏi về việc chủ động giải quyết khó khăn khi phải làm cho các bé cười vui trong những khoảnh khắc ấy.
Sau khó khăn lần ấy, Tôi thậm chí trở nên quyết đoán hơn để thực hiện các phi vụ 10-ngày, bất kể đối tượng chụp là bé nào. Tuy nhiên, nếu như em bé nhỏ hơn 10 ngày tuổi mà thức dậy không ngủ nữa, thì Tôi biết đó chính là lúc Tôi phải giở các kỹ năng của mình ra. Tôi đã học cách ưu tiên làm cho các bé cười và làm các bé ngủ bởi vì Tôi nhanh chóng nhận ra rằng nếu trẻ không ngủ và trẻ không cười trong buổi chụp ấy, thì những kiến thức mà tôi học được về tạo tư thế cũng như phối ánh sáng sẽ không mang lại kết quả gì. Chính trong thời gian ấy, Tôi rất nghi ngờ về khả năng chụp ảnh trẻ sơ sinh của mình. Tuy nhiên, thay vì bỏ cuộc, Tôi đã tập trung vào việc dỗ dành trẻ. Khi Tôi đã làm được điều ấy, các bé được Tôi chụp sẽ ngủ ngon hơn nhiều.
Không lâu sau khi các bé ngủ ngon, và Tôi có thêm tự tin trong công việc, thì hai yếu tố khiến Tôi phải xem lại quan điểm của mình về khung thời gian mà Tôi chụp bé sơ sinh. Trước hết, khi em bé của chính tôi ra đời, và Tôi muốn tạo tư thế cho nó khi nó đã hơn 10 ngày tuổi mà không cần quan tâm đến tư thế sinh hoạt (mặc dù Tôi không muốn chụp những tấm ảnh trong lúc đang sinh hoạt!). Thứ hai, một khách hàng tìm đến Tôi để đặt hàng Tôi chụp cho đứa bé 25 ngày tuổi của cô ấy. Cô vừa mới nhận nó về nuôi.
Cô rất thích những bức ảnh tạo dáng cho bé, do vậy Tôi đề nghị một buổi chụp sinh hoạt tự nhiên, và Tôi nói với khách hàng này là Tôi sẽ thử. Tôi lúc đó rất hồi hộp. Tuy nhiên, Tôi đã thay đổi một chút quy tắc lần trước, và cả hai lần cố gắng của tôi đều thành công! Sự thật là trong lúc Tôi đang tạo tư thế cho con của tôi, đứa bé mới khoảng 8 tuần tuổi, thì Tôi không cần phải làm giống như với những đứa bé khách hàng, vì Tôi có một số thuận lợi khi không bị gi71i hạn về thời gian bắt đầu. Tuy nhiên, hai sự kiện này khiến Tôi nhận ra rằng tạo tư thế cho một đứa bé trên 10 ngày tuổi sẽ dễ hơn. Tôi đã chụp ảnh cho nhiều đứa bé khoảng một tháng tuổi, và Tôi không gặp vấn đề gì mà tôi chưa từng gặp với những bé sơ sinh “nhỏ hơn”.
Trước khi bắt đầu vào bí quyết, Tôi muốn nói rằng thời gian 10 ngày vẫn có những thuận lợi riêng, và Tôi cho rằng quy tắc này cần được dẹp bỏ. Tất cả những gì Tôi muốn nói là chúng ta nên thử để có thể khám phá những việc nào phù hợp nhất trong hoàn cảnh của chúng ta. Trong trường hợp của Tôi, nếu tôi phải lên lịch một buổi chụp hơn 10 ngày sau khi một đứa trẻ được sinh ra, Tôi sẽ không còn bị rối. Và đối với các ông bố bà mẹ, họ không có lý do gì cảm thấy mất thoải mái với cách chụp ảnh tạo tư thế cho bé trong vòng vài ngày khi mà, xem này, Bạn đang mệt lử còn các bà mẹ thì đang dỗ dành các bé!
Đây là 6 điều mà Tôi làm khi chụp ảnh một em bé trên 10 ngày tuổi.
1. Đưa ra / làm theo những hướng dẫn trước khi chụp
Những hướng dẫn trước khi chụp rất quan trọng cho việc tạo tư thế cho bé, đặc biệt với một em bé lớn hơn 10 ngày tuổi. Điều này vô cùng quan trọng đối với tất cả các bên liên quan để hiểu được rằng nếu không tuân thủ các hướng dẫn này có thể sẽ không chụp được những tấm hình ưng ý. Khi chụp ảnh một em bé tại nhà một người khác (như khách hàng chẳng hạn), có một số yếu tố bạn khó có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, thông thường thì khi một khách hàng được cho biết tầm quan trọng của những hướng dẫn này, họ sẽ làm theo. Tất nhiên, ảnh các bé thường sẽ rất dễ thương bất kể chúng được tạo tư thế này. Nhưng nếu tư thế tạo dáng sẽ có kết quả như ý, thì những hướng dẫn nên được thực hiện chặt chẽ. Do đó, Bạn nên để họ chọ Bạn rồi Bạn sẽ cho lại họ. Và khi chụp ảnh con mình, nhớ áp dụng quy tắc ấy!
2. Phải để cho trẻ thức
Đối với một đứa trẻ hơn 10 ngày tuổi, Tôi muốn đứa bé ấy phải ở trạng thái thức ít nhất là 2 giờ trước khi chụp ảnh. Thức suốt hai giờ là một khoảng thời gian dài đối với một đứa bé mới sinh, và nó thường đã mệt và sẵn sàng chợp mắt sau đó.
Đối với ai muốn chụp ảnh con mình, điều này còn dễ hơn nữa. Khi Tôi chụp ảnh con côi, Tôi sẽ dành ra một ngày để bố trí khu vực chụp ảnh chính xác từng chi tiết mà Tôi muốn có cho buổi chụp. Tôi sẽ đợi cho đến khi con tôi ngủ ngon sau khi nó đã thức hơn 2 giờ. Tôi chưa bao giờ cố đánh thức nó dậy – thay vào đó, Tôi sẽ làm việc theo thời gian biểu tự nhiên của nó. Khi khách hàng ấn định thời gian bắt đầu cho Bạn, có thể họ cần làm một số công việc như tắm rửa, ca hát, đôi khi chỉ là để cởi bỏ tã lót.
3. Làm ấm khu vực chụp ảnh
Đôi khi các bé trên 10 ngày tuổi cảm thấy quá dị ứng và sẽ khó ngủ. Trong trường hợp này, Tôi nhận ra rằng việc làm ấm chính là bí quyết. Máy điều hòa nhiệt độ nên để ở mức ít nhất là 80, và điều đó sẽ giúp đứa bé rơi vào trạng thái gà gật, nhất là sau khi nó đã thức hơn 2 giờ. Tôi chưa bao giờ muốn thỏa hiệp với cách này. Tôi là một người dễ đổ mồ hôi, tuy nhiên, điều đó giúp có được các ảnh chụp tạo tư thế cho các bé. Khi nhiệt trở thành yếu tố quan trọng trong các buổi chụp ảnh trẻ mới sinh, nó lại càng quan trọng hơn khi đứa bé đã vượt ngoài khung tuổi.
4. Tiếng ồn trắng
Nếu Bạn chưa sẵn sàng sử dụng tiếng ồn trắng để tạo tư thế cho các bé sơ sinh, Bạn nên dừng các công việc đang làm và mua một chiếc máy đó ngay! Máy sẽ tạo ra các ứng dụng về tiếng ồn trắng, tuy nhiên tôi lại thích máy tạo âm thanh riêng biệt hơn vì nó không làm cạn pin điện thoại của Tôi. Khi đi mua máy, Bạn cần kiếm loại tạo ra âm thanh liên tục, và bạn không cần phải reset nó mỗi 20, 30 hay 40 phút. Một lần nữa, điều này rất hữu ích cho các bé mới sinh, nhưng cũng một lần nữa, điều này chứng minh vai trò rất quan trọng với các em bé hơn 10 ngày tuổi do các bé này chú ý nhiều hơn đến môi trường xung quanh, vốn làm cho các bé khó ngủ hơn.
5. Trở thành người dỗ trẻ
Một số em bé trở nên khó tính sau 2 tuần (do dòng không khí hoặc đối lưu). Theo đó, điều quan trọng là Bạn đọc được ngôn ngữ cơ thể của trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có tính cách riêng, nhưng có một số kỹ thuật dỗ trẻ có vẻ hợp với hầu hết các bé. Tôi là người ủng hộ quyển sách “Happiest Baby on the Block” của TS. Harvey Karp. Tôi đã áp dụng kỹ thuật đề cập trong sách nàycho cả con của tôi cũng như các buổi chụp các trẻ sơ sinh khác. Hướng dẫn trong quyển sách này có tác dụng rất tốt, và Tôi khuyên Bạn nên bắt đầu với nó.
Ngoài sách này, Tôi cố gắng tương tác thật chậm với các bé – Tôi không vội vã hối thúc chúng tạo tư thế. Tôi chịu khó bỏ thời gian để đảm bảo rằng chúng cảm thấy thoải mái trong suốt buổi chụp. Khi các bé khóc trong buổi chụp, mọi người đều rất căng thẳng. Do đó, mục tiêu của Tôi là càng tránh tình trạng đó càng tốt. Đôi khi, việc các bé khóc là không tránh khỏi, và Tôi biết là có những thứ Tôi cần ưu tiên làm trước để đảm bảo rằng đưa bé được chụp ảnh không cảm thấy khó chịu. Điều quan trọng nữa là Bạn phải nhận biết sự khác nhau giữa việc khóc thật do khó chịu và việc lo lắng quá mức nên khóc.
6. Quấn đứa bé lại!
Nếu tất cả các công việc trên đều đã thực hiện mà đứa bé vẫn chưa nín, Bạn thử quấn nó lại. Quấn đây không có nghĩa là mang tã cho nó, mà bạn phải vận dụng sáng tạo! Có một số hướng dẫn hữu ích với các ý tưởng. Tôi sẽ tạo tư thế cho một đứa bé theo một tư thế truyền thống, sau đó quấn lại để đứa bé cảm thấy an toàn. Hoặc, Tôi sẽ quấn đứa bé trước, sau đó Tôi cố gắng hình dung những tư thế có thể chụp trong khi bé vẫn đang bị quấn.. Quấn là một giải pháp tốt để có được những tư thế đáng yêu ngay cả khi Bạn không thể tạo tư thế cho đứa bé trong tình trạng không mặc quần áo.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết chia sẻ về kinh nghiệm chụp ảnh cho bé của ONELIKE STUDIO
+ There are no comments
Add yours