Làm sao để chụp ảnh phong cảnh được đẹp ?

Có lần nào Bạn khoe những bức ảnh của mình với ai đó và nói, “Cậu nên đích thân ngắm cảnh hoàng hôn này để thấy nó vi diệu như thế nào!” Chúng ta có thể biện hộ về lý do tại sao mà bức ảnh chụp ra trông không được như thế, hoặc đổ lỗi cho thiết bị máy ảnh, bố cục hay kỹ thuật hậu kỳ. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận thực tế rằng, bức ảnh chụp phong cảnh của chúng ta vẫn có cái gì đó chưa ổn.Trước khi khai trương hiệu ảnh, hoặc thậm chí trước khi Bạn ấn nút cửa chớp của máy ảnh, Bạn cần có kế hoạch về thể loại ảnh mà Bạn muốn chụp. Việc lên kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật chụp phongcảnh. Sau đây là một số kỹ thuật hữu dụng đáng để Bạn quan tâm nếu như Bạn muốn có được ánh sáng hoàn hảo nhất và “thổi hồn” vào bức ảnh.
Kỹ thuật thứ nhất: Phải theo dõi tin dự báo thời tiết
Kỹ thuật chụp phong cảnh là một trong những thể loại khó nhất, hoặc ít ra nó cũng thuộc loại khó lường nhất, vì Bạn không thể kiểm soát được thời tiết tại địa điểm chụp.Bạn muốn loại hình thời tiết nào cho bức ảnh của mình? Tình hình thời tiết có thể khiến cho một bối cảnh bị biến đổi hoàn toàn. Do đó, Bạn nên suy tính cẩn thận về cái tâm trạng mà Bạn muốn gửi gắm vào bức ảnh ấy. Nếu Bạn muốn có một bức ảnh vui nhộn, tươi sáng, Bạn sẽ thấy rằng một bối cảnh là bầu trời xanh có vài đám mây trắng mịn sẽ tuyệt vời hơn là một bầu trời xanh thuần khiết, hay thậm chí tệ hơn, một bầu trời xám xịt. Do đó, trước khi Bạn bỏ ra hai giờ để lái xe và khi đến nơi không phải chứng kiến một quang cảnh âm u ảm đạm, phương pháp tốt nhất mà Bạn có thể sử dụng là: bản tin dự báo thời tiết.
Kỹ thuật thứ hai: Chọn thời điểm thích hợp trong ngày và trong năm Chỉ tình hình thời tiết tốt đẹp thôi thì sẽ không giúp ích gì nếu như không có được ánh sáng phù hợp. Trong kỹ thuật chụp phong cảnh, ánh sáng lấy được từ vị trí của mặt trời trên bầu trời sẽ liên quan đến chủ đề chụp của Bạn. May mắn hơn, yếu tố về ánh sáng này không khó lường như thời tiết. Bạn cần tính toán xem vào những thời điểm nào đó trong ngày thì mặt trời đang ở vị trí nào, và từ đó, Bạn có thể hình dung ra quang cảnh lúc ấy được chiếu sáng ra sao.
Một lần nữa, Bạn lại phải quan tâm đến bầu không khí mà Bạn muốn tạo ra trong bức ảnh của mình. Sáng và tĩnh? Tối và buồn? Có yếu tố đặc biệt nào mà Bạn muốn làm nổi bật không? Trả lời được câu hỏi này, Bạn sẽ biết được mình muốn ánh sáng như thế nào, và chọn thời điểm nào trong ngày để chụp. Bạn cũng cần nhớ rằng vị trí của mặt trời không chỉ thay đổi theo các thời điểm trong ngày, mà nó thay đổi quanh năm. Do vậy, trong một năm, tại cùng một địa điểm, chúng ta có thể có nhiều tình trạng ánh sáng khácnhau. Và sẽ thật đáng tiếc nếu chúng ta không tận dụng được yếu tố này. Bạn có thể sử dụng các trang web và các phần mềm ứng dụng cho vấn đề này; tôi thì thường sử dụng PhotoPills. Phần mềm này được giới thiệu rất tỉ mỉ trong bài này.
Kỹ thuật thứ ba: Lấy cảm hứng từ các nhiếp ảnh gia khác. Khi Bạn lên kế hoạch đi nghỉ mát, thì sau khi đặt vé và đặt phòng khách sạn, Bạn nên mua một cuốn sổ tay hướng dẫn dành cho du khách. Bạn sẽ có thông tin chi tiết về nơi Bạn sắp đến. Cũng như việc đi đâu, ăn gì, Bạn nhớ là đừng bỏ qua bất kỳ thông tin nào. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến những người từng đến đó. Trong cả hai trường hợp, Bạn có thể đặt niềm tin vào một ai đó từng đến đấy trước Bạn, và người nào biết rõ những địa điểm nào đáng đi tham quan, hoặc một món đặc sản (địa phương) nào nên nếm thử. Thậm chí, nếu như Bạn không thể làm theo cách đó với việc cụp ảnh, thì Bạn cũng có thể biết rõ hơn về địa điểm ấy qua rất nhiều trang web nhiếp ảnh và trang mạng xã hội đầy những bức ảnh từ khắp các nơi trên thế giới. Các trang thông tin mà cá nhân tôi hay sử dụng là: Google Images, 500px, Instagram, Flickr, và Pinterest. Tất nhiên, danh sách sẽ còn nhiều nữa. Bạn có thể thoải mái sử dụng các trang mạng tùy thích. Nếu những bức ảnh ấy không có chất lượng tốt nhất thì, suy cho cùng, Bạn đâu có muốn copy nó, mà Bạn chỉ đơn giản là tìm một nguồn cảm hứng mà thôi.
Kỹ thuật thứ tư: Yêu thích điểm đến và làm quen với nó . Khi Bạn đến một địa điểm, đặc biệt là đến lần đầu tiên, tôi thành thật khuyên Bạn nên mang theo máy ảnh và chụp bất cứ thứ gì Bạn nhìn thấy! Việc này không có gì sai, nhưng Bạn nên nhớ là Bạn sẽ chụp được rất nhiều ảnh đẹp và cũng có thể bỏ lỡ cơ hội có được những bức ảnh ấn tượng nhất. Bởi vìkhi có cơ hội, rất có thể Bạn đã mệt hay tồi tệ hơn, máy hết pin. (Nhân tiện, tôi muốn hỏi Bạn có pin dự phòng, đúng không?)Tốt hơn là Bạn cần kiên nhẫn và đầu tư thêm thời gian để khám phá địa điểm mới và khu vực lân cận. Bằng cách này, Bạn sẽ có nhiều cơ hội phát hiện những chỗ thú vị, hy vọng rằng chúng khác biệt hơn so với những nơi cổ điển. Bạn có thể sử dụng điện thoại thông minh để chụp các bức ảnh đi chơi thông thường. Bạn đừng băn khoăn gì cả mà chỉ nên tập trung tinh thần cho việc sáng tác. Với cách này, Bạn sẽ yêu thích nơi Bạn đến, thay cho việc sử dụng toàn bộ thời gian với chiếc máy ảnh. Sau cùng, kỹ thuật chụp phong cảnh nên là cứu cánh của một ngày ngoài trời, chứ không chỉ là lý do để Bạn có mặt tại đó.
Kỹ thuật thứ năm: Hãy tận dụng thời điểm bầu trời ánh vàng và bầu trời ánh lam một cách khéo léo. Tôi chắc rằng Bạn đã biết về thời điểm bầu trời ánh vàng. Đó là thời điểm cận trước và sau bình minh và hoàng hôn. Khi đó, mặt trời tỏa ánh sáng dễ chịu nhất, bóng của nó dài và dịu dàng nhất. Do đó, người ta sử dụng tính từ golden (ánh vàng). Nhiều nhiếp ảnh gia, có cả tôi, trong một lúc nào đó, cho rằng đó là thời điểm duy nhất để có được những bức ảnh đẹp. Nhận định ấy chưa đúng, bởi vì chúng ta vẫn còn một khoảnh khắc nữa, gọi là bầu trời ánh lam. Thời điểm này xảy ra ngay trước khi bầu trời ánh vàng lúc bình minh, và ngay sau lúc hoàng hôn. Bạn có thể tưởng tượng một chút từ tên gọi của nó. Nét đặc biệt của nó nằm trong ánh lam của bầu trời, không còn hơi ấm nhưng cũng chưa tối hẳn như thời điểm giữa đêm. Bầu trời ánh lam rất đẹp đối với các phong cảnh đô thị, vì nó làm nổi bật ánh sáng nhân tạo mà chúng ta không thấy được ở thời điểm ánh vàng. Ngoài ra, do bầu trời chưa tối hẳn nên Bạn sẽ chụp được sự tương phản đẹp hơn giữa các màu sinh nhiệt (màu nóng) chiếu lên từ thành phố, và tình trạng ấy tăng thêm nét kịch tính trong bức ảnh của Bạn.
Kỹ thuật thứ sáu: Để tâm đến những vấn đề liên quan đến địa điểm. Vậy là, Bạn đã lên kế hoạch cho buổi chụp ảnh bằng cách chọn được ngày phù hợp, có được thời tiết tốt và khám phá địa điểm mới. Vậy đã đủ chưa? Gần đủ thôi… Vẫn còn một vấn đề Bạn cần xem xét và nó liên quan đến địa điểm. Thí dụ, trong trường hợp Bạn muốn chụp bờ biển, Bạn cần phải tính đến yếu tố thủy triều. Điều này chẳng những giúp ích cho mục đích sáng tác của Bạn, mà quan trọng hơn, nó liên quan đến sự an toàn của Bạn. Thủy triều trên đại dương rất nhanh và rộng, và trong một số trường hợp, Bạn sẽ rất khó khăn (nếu không muốn nói là không thể) thoát khỏi những con sóng nếu như Bạn chụp trên những tảng đá dọc theo bờ biển, mà phía sau Bạn là một bức tường đá.Trong trường hợp ở những chỗ quá nổi tiếng, thì tình huống Bạn hay gặp là sẽ có rất nhiều người chụp ảnh và du khách khác muốn chụp quang cảnh ấy như Bạn. Việc này tất nhiên sẽ gây khó khăn cho việc Bạn sáng tác, hoặc Bạn không có chỗ để dựng giá chụp. Do vậy, Bạn phải cố gắng đến đó trước thời điểm quá đông. Việc này không những giúp Bạn giảm bớt khả năng chạm trán quá nhiều người cùng muốn chụp cảnh ấy mà còn cho phép Bạn thao tác từ tốn, tránh mắc sai lầm.
Kết luận
Nhiều năm trước, khi tôi mới bắt đầu chụp ảnh, trong đầu tôi chưa có ý niệm gì ngoài việc chỉ chụp những bức ảnh mình thích. Tuy nhiên, khi nhìn vào các tác phẩm của những nhiếp ảnh gia khác, tôi mới nhận ra rằng tôi vẫn còn thiếu một cái gì đó. Theo tôi, việc lên kế hoạch đúng đắn là yếu tố quan trọng nhất mà tôi học hỏi được. Rõ ràng, việc học tập các kỹ thuật mới là rất hữu ích, nhưng điều đó cũng rất bình thường. Lập kế hoạch thường chưa đánh giá đúng mức, nhưng nó sẽ giúp Bạn có sẵn một khái niệm trong đầu khi đến một nơi nào đó. Nếu chưa đúng với trường hợp của Bạn, Bạn cần nhớ lại rằng: kỹ thuật chụp phong cảnh chỉ là một kết thúc có hậu, Bạn còn phải hưởng thụ và yêu thích địa điểm! Bạn còn kỹ thuật nào khác trong việc lên kế hoạch chụp phong cảnh không? Tôi rất hân hạnh nếu được Bạn chia sẻ chúng trên phần bình luận dưới đây cũng như chia sẻ các bức ảnh của Bạn.
+ Chưa có bình luận
Add yours