Cách tạo dáng chụp ảnh cho nam

Trong khi hầu hết sách vở hướng dẫn tạo dáng đều dành cho phụ nữ, thì thông tin chỉ dẫn về tạo dáng cho nam giới lại không có nhiều.
Và thậm chí khi Bạn tìm được một tài liệu hướng dẫn, thì nó cũng chỉ liệt kê một vài tư thế và hiếm khi Bạn thấy người ta giải thích vì sao.
Vậy tại sao chúng ta cần tạo dáng cho một người đàn ông theo một cách khác?
Bàn về lý do và đưa ra một vài quy tắc cơ bản không chỉ giúp các nhiếp ảnh gia hiểu rõ hơn về những tư thế tạo dáng cổ điển dành cho nam, mà còn hướng dẫn và giúp sáng tạo các tư thế cũng những biến thể riêng của chính họ.
Trước khi bắt đầu, điều quan trọng đầu tiên là phải xác định mục tiêu giữa việc tạo dáng cho một người nam và việc tạo dáng cho một người nữ.
Khi một người đàn ông nghĩ đến những hình ảnh tốt đẹp nhất của chính mình, ông ta không nghĩ đến vẻ đẹp, dễ thương, hay việc khoe thân hình đồng hồ cát. Người đàn ông muốn mình mạnh mẽ, vững chắc, cao lớn, trầm tĩnh, tự tin, và tự chủ.
Trong khi tạo dáng cho phụ nữ, chúng ta thường nhấn mạnh vào những đường cong, thì khi tạo dáng cho đàn ông, chúng ta nên làm ngược lại. Cơ thể đàn ông không chú trọng đến đường cong. Đó là những góc cạnh và sức mạnh đích thực. Chúng ta đang nói về chữ V và phần quai hàm.
Sau đây là một số các yếu tố tổng hợp giúp Bạn tạo dáng tốt hơn cho một người khách và hiểu rõ tác dụng của các tư thế này:
* Những vật ở gần máy ảnh trông to hơn
* Những vật ở xa máy ảnh trông nhỏ hơn.
* Một ống kính dài hơn giúp rút ngắn độ sâu (chẳng hạn, một chiếc mũi to, nếu Bạn dùng ống kính 120 mm thì trông nó sẽ nhỏ hơn khi Bạn dùng ống kính 50mm).
* Ống kính ngắn sẽ khiến gương mặt trông tròn hơn và “hơi sưng”.
* Những vật nằm ở phương thẳng với máy ảnh trông ngắn hơn (theo luật phối cảnh rút gọn).
Gương mặt
Quai Hàm
Đây là một số đo quan trọng trong cái nhìn và nhận thức nét nam tính. Là một nhiếp ảnh gia, Bạn cần hiểu rằng quai hàm phải hiện rõ và phải càng “góc cạnh” càng tốt.
Bạn đề nghị khách chụp hơi “hất cằm” ra và cúi xuống một tí. Động tác này giúp người chụp vươn cổ ra đồng thời giấu được phần thịt cổ trước ống kính.
Bạn cũng có thể chỉnh thêm phần quai hàm bằng cách khéo vận dụng bóng râm và Bạn phải nhớ rằng quai hàm không bị “lẫn” vào cổ mà phải “hiện lên”.
Và Bạn nhớ: không bao giờ, tôi nhấn mạnh KHÔNG BAO GIỜ, để cho khách thu cằm về phía sau; việc này không chỉ làm nổi bật chiếc cằm chẻ (nếu có) mà còn tạo ra một chiếc cằm mới và chiếc cằm này không phải được tạo ra từ chiếc cằm cũ.
Đôi mắt
Đôi mắt tròn và to như mắt của con cún trông không phù hợp trên khuôn mặt đàn ông. Nó cho thấy sự sợ hãi và bối rối. Bạn nên đề nghị khách chụp làm động tác mà Peter Hurley gọi là “squinch”.
Đó là kiểu liếc nửa mắt. Khi đó mí dưới đưa lên một chút để thu hẹp con mắt trong khi mí trên giữ nguyên không động đậy.
Tư thế này làm cho đối tượng chụp ảnh trông như “đang hướng lên một mục tiêu nào đó”, thêm một chút nét tinh quái, nét khôi hài và cá tính cho bức ảnh.
Nghiêng đầu (lưu ý: chỉ nghiêng, không quay)
Đứng bao giờ để một người đàn ông nghiêng đầu về phía máy ảnh. Đó là tư thế duyên dáng của phái nữ và cho dù đó có là một người đàn ông hấp dẫn nhất thế giới thì họ cũng sẽ mất hết nét nam tính khi tạo dáng như thế. Bạn giữ đầu không nghiêng hoặc hơi nghiêng ra xa máy ảnh.
Lưu ý rằng nghiêng ra xa nhiều quá thì sẽ khiến người ta cảm thấy đối tượng này hơi ngạo mạn và hung hăng.
Các thủ thuật nhanh:
- Rất nhiều người có một con mắt nhỏ hơn con kia (Bạn có thể sẽ ngạc nhiên nếu như Bạn bắt đầu để ý điều này). Thực thế có khi mức độ chênh còn nhiều hơn Bạn nghĩ. Bạn có thể chọn cách lờ nó đi hoặc, nếu Bạn thấy mình cần làm một điều gì đó thì Bạn nên đưa con mắt nhỏ hơn đến gần máy ảnh hơn (quy tắc 1).
- Khi khách chụp bị chứng hay chớp mắt, Bạn nên yêu cầu khách nhắm mắt lại ngay và mở ra sau khi Bạn đến đến ba. Lúc đó Bạn sẽ “chộp” được ít nhất vài tấm không chớp mắt ngay sau khi khách mở mắt ra.
- Nếu như Bạn tạo dáng để có cằm chẻ bằng cách hất cằm ra và hơi cúi xuống, Bạn có thể cố định nó ra ngoài tầm nhìn bằng cách để tay đối tượng theo cách ngăn không cho hình thẳng và chiếc cằm chẻ (tay chống cằm, tay tựa lên cổ…).
- Nếu gặp khách nào có chiếc mũi quá to, Bạn nên dùng ống kính dài và chụp thẳng mặt (đừng xoay đầu) (quy tắc 3 & 5). Sử dụng nguyên lý rút gọn và quy tắc quang học để “cứu’ các trường hợp này.
- Gương mặt hơi sưng trông sẽ mỏng lại khi sử dụng một ống kính dài hơn (quy tắc 3).
- Nếu khách chụp có chiếc trán to, hoặc bị hói, Bạn nên chụp từ một góc độ thấp hơn và sẽ giúp tình trạng này nhẹ bớt (quy tắc 2).
- Nếu khách chụp tỏ ra mệt mỏi, sụp mí, Bạn sẽ phải chụp từ một góc độ cao hơn. Bạn kêu họ nhìn lên máy ảnh, cho mắt mở to hơn một tí.
Cơ thể
Cơ thể lý tưởng của một người đàn ông là hình chữ V: vai rộng, eo nhỏ. Dưới đây là một số thủ thuật nhấn mạnh và tạo hình chữ V bằng phương pháp tạo dàng phù hợp cho cơ thể đàn ông.
Vai
Vai trông phải càng rộng càng tốt. Để có được bức ảnh này, Bạn cần phải làm sao cho vai vuông với máy ảnh và nếu có thể, hơi tựa một tí vào máy ảnh (quy tắc 1 và đảm bảo không sử dụng quy tắc 5).
Eo
Eo Bạn trông sẽ thon hơn nếu như phần thân dưới không vuông góc với máy ảnh. Bạn cũng nên cho thân trên gần hơn với máy ảnh và việc này sẽ khiến phần eo trông thon hơn (quy tắc 1, 2 và 5).
Tư thế
Tư thế tốt là yếu tố chủ đạo để có một chân dung đàn ông đẹp. Bạn phải làm sao cho khách chụp đứng thẳng, vai thả lỏng và trọng tâm thật chắc.
Tay
Đàn ông thường lúng túng với đôi tay khi họ không phải làm gì với chúng. Bạn nên tìm cách để đôi tay khách chụp “bận rộn” hơn. Bạn cần tìm lý do để buộc đôi tay đàn ông phải để như thế nào và ở đâu.
Nếu Bạn không xử lý vấn đề này, hầu hết đàn ông sẽ cảm thấy đôi tay mình thật vướng víu và mất thoải mái. Đây là một số cách để xử lý vấn đề này:
* tay để trong túi, hoặc ngón cái nằm trong túi (kiểu trên Tạp chí GQ) hoặc lòng bàn tay nằm trong túi và ngón cái móc ngay miệng túi.
* bàn tay xỏ qua đai quần hoặc một tay xỏ vào khóa thắt lưng.
* một tay buông lỏng một bên, một tay đút túi.
* hai cánh tay khoanh trước ngực vai hơi chùng (vai xuôi).
* một tay cầm tờ báo.
* một tay nắm chắc cà-vạt
* một tay nắm cổ tay áo
* bàn tay để trên quả bóng, cây đàn guitar hay một món đồ nào khác mà khách chụp mang theo.
* một tay để trong túi, tay kia cho vào túi áo khoác quàng qua vai.
* khi đứng, Bạn cho khách chụp đặt tay trên một chiếc ghế cao hay bàn…
Chân
Khi đứng
* chân bắt chéo từ ống quyển, sức nặng dồn lên chân sau
* chân dạng ra bằng vai, một chân hơi gần với máy ảnh
* khi đứng tựa vào tường, chân nào gần máy ảnh gác lên tường, gối gập
* chân gần nhất với máy ảnh gác (lên một hòn đá, một bậc thang…), chân bên ngoài đặt gần ống kính.
Khi ngồi (trên ghế, băng, bàn)
* để có một tư thế thoải mái tự nhiên khi ngồi trên ghế, mắt cá một chân đặt lên mắt cá chân kia. Gác nhẹ từ trên xuống (tránh đưa gần quá).
* dựa eo vào tường, hơi nghiêng về phía trước, hai tay bắt chéo trước ngực
* khi tạo dáng ở tư thế ngồi, khách chụp không được ngồi vuông góc với máy ảnh.
Đến đây, Bạn đã có được kha khá hiểu biết về cách tạo dáng cho đàn ông. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu được lý do vì sao chúng ta phải làm thế và chúng ta cần phải làm gì, chúng ta không còn phải hồi tưởng lại ký ức và nhớ lại “tư thế số 34 của nam”.
Chúng ta có thể có những tư thế linh động hơn, chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống không lường trước và chúng ta cũng có thể điều chỉnh trong khi đang tiến hành chụp. Cuối cùng, điều chúng tôi mong muốn là khách hàng có được những tấm ảnh tốt nhất.
Do đó, bây giờ, câu hỏi của tôi là, thủ thuật nào mà Bạn thích nhất hoặc điều gì mà Bạn kỵ nhất khi tạo dáng cho nam giới?
Nguồn : STUDIO CHỤP ẢNH NGHỆ THUẬT
+ Chưa có bình luận
Add yours