Khi có con bạn cần phải làm những công việc gì ?

Việc xác định tâm lý tới hôn nhân đã làm một chuyện nhưng đến khi có con lại là một chuyện khác nữa. Bạn cần biết sơ qua một số công việc cần làm cho bé để chuẩn bị sẵn sàng tâm lý nhé.
Những điều ba mẹ nên làm trước khi bé đầy 5 tuổi
Sự phát triển của trẻ chia ra cứ 1-2 tháng thay đổi một lần, trước 5 tuổi có hai giai đoạn phát triển lớn nhất:
Bé 1 tháng tuổi
-Đây là tháng đầu tiên bé tiếp xúc với bên ngoài, và cũng là cột mốc quan trọng trước sự thay đổi về nhận thức của bé. 1 tháng đầu đời được gọi là trẻ sơ sinh hay cũng là tháng đầu cực khổ nhất của các bà mẹ. Bé chỉ ngủ, ăn và đi ngoài ngày 6-8 lần/ngày.
– Do các hệ miễn dịch chưa phát triển, nên bé rất dễ bị ốm, bệnh… Vậy nên ba mẹ cần chăm sóc và chú ý đến những thay đổi của bé:
+Tắm cho bé:
-Cần tắm cho bé bằng nước ấm và khăn sạch, mềm.. Sử dụng những loại sữa tắm nhẹ dành cho trẻ sơ sinh
-Khoảng 3 ngày tắm cho bé một lần
+Thay tã và vệ sinh cho bé:
- Vì ở những tháng đầu, nhu cầu đi ngoài của bé nhiều và thường xuyên là rất bình thường, ba mẹ không nên lo lắng.
- Nên để ý tã của bé, thường khoảng 1h30-2 tiếng thay một lần.
- Lau sạch bằng khăn mềm, hoặc nước ấm nếu bị dơ nhiều.
Bé 3 tháng – 1 tuổi
- Đây là giai đoạn bé thay đổi nhiều nhất về cảm xúc cũng như nhận thức. Cột mốc này ba mẹ nên chú ý nuôi dưỡng cảm xúc và các thói quen cho bé.
- Cho bé cầm nắm những đồ chơi nhẹ có màu sắc.
- Ở độ tháng thứ 6, bé thích chơi các trò chơi ú òa, xúc sắc.
- Tạo ra những tiếng động vui tai.. Tránh những tiếng động lớn và đột ngột.
- Tháng thứ 8-9 bạn có thể nói không ( được ăn cái này..) kèm với hành động lắc đầu và biểu cảm cau mày để nhắc nhở bé.
- Bé có thể phản xạ khi có ai gọi tên mình. Bắt đầu khoảng tháng thứ 7-8 bạn có thể cho bé chơi những đồ chơi lớn hơn một chút như: thú nhồi bông, đồ chơi bằng nhựa…
- Đến tháng thứ 10, cảm xúc của bé dần được hoàn thiện rất nhiều, cười và khóc vào thời điểm thích hợp
- Bạn hãy dạy bé vài từ cơ bản như a,ba, bà, mẹ…. Bằng cách gọi tên và chỉ từng vào người đó. Và dạy bé biết các đồ vật, những người xung quanh. Chỉ bé các hành động đơn giản như vẫy tay chào, hôn gió…vv
- Hãy cho bé hoạt động và vui chơi nhiều hơn. Đọc sách và cầm bút vẽ cho bé xem.
- Và khi bé chập chừng tròn một tuổi hãy dạy bé nói nhiều hơn. Lúc này bé gần như hiểu được hết những gì bạn nói, và có thể chỉ vào những thứ khi bạn hỏi chúng.
- Ở tháng thứ 12 này bé có thể tự bước đi dù chưa vững. Ba mẹ nên để ý những đồ vật xung quanh có thể khiến bé vấp ngã, bị thương…
Bé 1-3 tuổi
- 1 tuổi bộ não của bé bắt đầu phát triển rất nhanh, Ba mẹ nên có giới hạn sử dụng ipad, điện thoại di động, game điện tử để dỗ bé nín khóc, không chịu ăn. Điều này vô tình sẽ hình thành cho bé một thói quen ăn ngủ với các thiết bị điện tử.
- Dẫn bé đi chơi vào các ngày cuối tuần với gia đình.
- giúp bé thông minh bằng các trò chơi như: Phân biết các màu sắc bằng trò ghép hình, các con vật ngộ nghĩnh có thể phát ra tiếng kêu, trò ú òa, trốn tìm.. Dần dần có thể các trò chơi khó hơn..
- Điều quan trọng ở độ tuổi 1-3 là khi bé đang ngưng ti mẹ thì nên cho bé đi nhà trẻ để kịp phát triển đúng với tuổi.
Bé 3-5 tuổi
con yêu lên 3 và trước khi con tròn 5 tuổi, ba mẹ cần rèn luyện bé thật nhiều kỹ năng:
- Nên – Không nên.
Bạn nên hạn chế dùng từ “không, không được” để nhắc nhở con mình không nên làm một điều gì đó, bộ não của trẻ 3 tuổi khá nhạy bén, chúng thường ghi nhớ 90% câu nói của bạn.
VD: thay vì bạn nói “Con không được đánh bạn!” thì bạn hãy nói “Con nên yêu thương bạn của mình”
- Dạy bé giao tiếp
-Ở thời điểm bé sắp vào lớp 1 nên tập cho bé tính cách hòa đồng , cởi mở, gan dạ… không chỉ qua lời nói mà ba mẹ cần cho bé vui chơi với các bạn nhỏ trong khu phố, dẫn bé ra ngoài công viên, khu vui chơi đông người…
-Dạy bé các lời nói, cứ chỉ, hành động thường ngày như: Chào hỏi; xin phép; Dạ thưa với người lớn; nói cảm ơn, xin lỗi…
- Rèn luyện cảm xúc
-Với một đứa trẻ lên 3,4 tinh quái và lỳ lợm thì thật mệt khi bắt chúng nghe lời bạn, thời gian này nên rèn luyện cảm xúc cho bé. Bạn hãy cứ tỏ ra giận dữ hay đánh đòn vào mông khi bé nghịch ngợm, không chịu ăn, làm vỡ đồ chẳng hạn.
– Không quá nuông chiều sở thích của trẻ. khi bé đòi mua nhiều đồ chơi, hãy bảo “Con chỉ được chọn 1 thứ”
– Không nên mua chuộc chúng. “Con ăn hết chén cơm, con sẽ được xem tivi”, hãy bảo với bọn trẻ rằng “Con không được ăn cơm và xem tivi cùng một lúc”
– Hãy cho bé hiểu rằng: Chỉ cần con ngoan, ba mẹ luôn yêu con. Mỗi lúc con làm đúng, làm tốt một điều gì đó, hãy ôm, xoa đầu, cưng nựng đứa con bé bỏng của mình, và ngược lại mỗi khi chúng làm sai.
- Tự Lập
– Ở tuổi thứ 4 bạn nên dạy bé tự lập: tự đánh răng, rửa mặt, tự xúc cơm, lau bàn ghế sau khi ăn, quét nhà, tự thay đồ…
-Ở độ tuổi này bé sẽ thích làm việc lặt vặt hơn, cho bé làm cùng những công việc nhà với bạn, tạo cảm giác vui vẻ khi làm việc để bé có hứng thú hơn. Nhất là dạy bé gọn gàng, cất đồ chơi, giày dép đúng chỗ…v.v
- Ngôn ngữ nói
-Khả năng ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này là rất cần thiết cho trẻ về sau: Dạy bé đếm từ 1-10 và dần dần là các con số cao hơn, dạy bé đọc chữ cái tiếng anh chẳng hạn.
-Nhận dạng màu sắc, 3-4 tuổi bé có thể nhớ và chỉ ra được khoảng 5 màu sắc
– Bé rất thích bắt chước những lời nói của người khác, nhất là ba mẹ mình, do bản năng của bé, chưa thể phân biệt hết những từ nên hay nên nói. Bởi vậy nên nói những lời hay í đẹp, để bé có thể nói theo.
Nguồn : onelike studio – Chụp ảnh nghệ thuật
+ Chưa có bình luận
Add yours